THIÊN CHÚA Ở ĐÂU TRONG TRẬN ĐỘNG ĐẤT ?
Mỗi thảm họa đều dẫn đên một loạt những nghi ngờ : Thiên Chúa không thể ngăn chặn nó sao ? Làm sao còn có thể tin vào sự hiện diện tích cực của một Thiên Chúa mà chúng ta gọi là « tình yêu » và toàn năng ? Cha Marcel Domergue, s.j, tra vấn Thánh Kinh để giúp chúng ta đương đầu với vấn đề không thể tránh khỏi này.
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 13. MỘT SỐ TRỢ GIÚP CHO VIỆC PHÂN ĐỊNH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúng ta kết thúc loạt bài giáo lý về sự phân định thiêng liêng bằng cách xem xét một số trợ giúp có thể giúp chúng ta phân định đúng đắn ý muốn của Thiên Chúa đối với cuộc sống và hạnh phúc của chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta bắt đầu bằng việc gặp gỡ với Lời Chúa và giáo huấn của Giáo hội.
ĐHY CZERNY : CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA THÁNH KINH LÀ ĐÀO TẠO VỀ CÔNG LÝ
Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề về học thuyết xã hội của Giáo hội ở Học viện Newman ở Uppsala, Thụy Điển, bắt đầu vào ngày 27/10, Tổng trưởng Bộ Phục vụ sự phát triển con người toàn tiện đã nhắc lại rằng tình yêu là nền tảng của việc đọc Lời Chúa, chìa khóa giải thích duy nhất tạo ra một đời sống lành mạnh cho Giáo hội và xã hội. Và do đó, việc giảng dạy và phổ biến học thuyết xã hội của Giáo hội không phải là một hành động bên lề, nhưng chúng nằm ở chính trung tâm của việc loan báo Tin Mừng.
« ĐƯỢC TẠO DỰNG THEO HÌNH ẢNH CỦA THIÊN CHÚA » NGHĨA LÀ GÌ ?
Làm thế nào con người có thể được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa trong khi vẫn khác nhau và bất toàn ? Cha Grégoire Froissart giải thích với Aleteia khái niệm « hình ảnh của Thiên Chúa » nghĩa là gì.
AI ĐÃ PHÂN CHIA THÁNH KINH THÀNH CHƯƠNG VÀ CÂU ?
« Bản gốc » của Thánh Kinh là những khối văn bản, không có chương hoặc câu. Nhưng ai đã đưa vào sự phân chia này ?
CHÚA GIÊSU CÓ TỒN TẠI KHÔNG ? NHỮNG BẰNG CHỨNG CỦA CÁC NHÀ SỬ HỌC
« Có thể khôi phục những nét chính về cuộc đời công khai của Chúa Giêsu và đưa ra những mốc niên đại », nhà sử học kiêm nhà văn Jean-Christian Petitfils nói với Aleteia. Gần đây, ông cộng tác vào tác phẩm tập thể do Jean Sévillia hướng dẫn, « Giáo hội kiện tụng » (« L’Eglise en procès »).
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 9. GIUĐITHA. MỘT TUỔI TRẺ ĐÁNG NGƯỠNG MỘ, MỘT TUỔI GIÀ QUẢNG ĐẠI
Hôm 11/5/2022, Đức Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già, lần này, về nhân vật Giuđitha trong Thánh Kinh. Đó là cơ hội để Đức Thánh Cha suy nghĩ về giai đoạn nghỉ hưu, một giai đoạn thích hợp để xây dựng các mối liên hệ giữa các thế hệ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 4. VĨNH BIỆT VÀ DI SẢN : KÝ ỨC VÀ CHỨNG TÁ
Trong buổi tiếp kiến chung hôm 23/3/2022, Đức Phanxicô tiếp tục bài giáo lý về tuổi già. Dựa vào trình thuật Thánh Kinh về di chúc thiêng liêng của Môisê, hay còn được gọi là « Bài ca của Môisê », ngài mời gọi các Kitô hữu suy niệm về kinh nghiệm đức tin của Môisê, vốn được truyền lại như di sản trong Giáo hội. Theo hình ảnh của Môisê, người cao tuổi ngày nay « đi vào đất hứa, mà Thiên Chúa mong muốn cho mỗi thế hệ, khi họ mang lại cho người trẻ sự khai tâm tốt đẹp của chứng tá của họ và truyền lại lịch sử đức tin ».
NHỮNG BIỂU TƯỢNG CỦA KITÔ GIÁO SƠ KHAI
Trước Chiếu chỉ Milan năm 313 sau Chúa Giêsu, một Chiếu chỉ cho phép các Kitô hữu tự do thực hành tôn giáo của mình trong đế quốc, các Kitô hữu đã phải cách sống kín đáo để tránh bị bách hại. Lúc đó, các biểu tượng trở nên một phương tiện giao tiếp tuyệt vời.
KHOA KHẢO CỔ HỌC THÁNH : KHÁM PHÁ LẠI ĐỊA ĐIỂM TỬ VÌ ĐẠO CỦA THÁNH GIOAN TẨY GIẢ
Từ hơn 10 năm nay, nhà Ai Cập học người Hungary, Győző Vörös, – người đã nhận được hôm 1/2/2022 huy chương vàng của Hàn lâm viện Tòa Thánh – đã khảo sát địa điểm Thánh Kinh cổ đại Machaerus, pháo đài của vua Hêrôđê Antipas và là nơi giam cầm và hành quyết thánh Gioan Tẩy Giả.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE- BÀI 3. THÁNH GIUSE, NGƯỜI CÔNG CHÍNH VÀ HÔN PHU CỦA ĐỨC MARIA
« Thật quan trọng biết bao đối với mỗi người chúng ta là vun trồng một đời sống công chính và đồng thời cảm thấy rằng chúng ta luôn cần đến sự trợ giúp của Thiên Chúa ! Để có thể mở rộng chân trời của chúng ta và cân nhắc các hoàn cảnh của cuộc sống theo một quan điểm khác biệt và rộng lớn hơn.» Đức Phanxicô đã mời gọi như thế trong bài giáo lý về thánh Giuse hôm 1/12/2021, và đồng thời mời gọi, noi gương thánh Giuse, đừng nhốt mình trong sự cay đắng khổ đau nhưng biết đón nhận các biến cố trong sự quan phòng của Chúa, bởi vì « chính khi đối diện với một số hoàn cảnh của cuộc sống, thoạt đầu có vẻ kịch tính, mà sự Quan Phòng đang được che giấu, theo thời gian, thành hình và soi sáng ý nghĩa ngay cả cho nỗi đau đã ập đến với chúng ta ».
« THÁNH PHÊRÔ LÀ MỘT DẤU HIỆU HY VỌNG CHO NGƯỜI TỘI LỖI »
Là người đánh cá khiêm tốn, Phêrô là người mà Chúa Giêsu đã chọn để trở thành người đứng đầu Giáo hội. Luôn bị giằng co giữa sự dấn thân và nghi ngờ của mình, giữa khát vọng và yếu đuối, ngài là một mầu nhiệm cũng như là điều hiển nhiên. « Không có Phêrô, sẽ không có hiệp nhất », sử gia Christophe Dickès, vừa xuất bản cuốn « Thánh Phêrô, mầu nhiệm và hiển nhiên », giải thích với Aleteia.
SATAN, TÊN XẢO QUYỆT, BELZÉBUTH…NHỮNG CÁI TÊN CỦA MA QUỶ
Satan, Lucifer, kẻ cám dỗ…kẻ thù của con người được biết đến dưới nhiều danh xưng. Mỗi một tên đều quy chiếu đến một đặc điểm của thiên thần sa ngã.
« ĐẤNG ĐƯỢC CHỌN », BỘ PHIM VỀ CHÚA GIÊSU GÂY TIẾNG VANG TRÊN TOÀN THẾ GIỚI, CÓ KHẢ NĂNG TẬP HỢP MỘT CÔNG CHÚNG LÀ NHỮNG NGƯỜI TIN VÀ KHÔNG TIN
Với bộ phim « Đấng được chọn », Tin Mừng lần đầu tiên đã được đưa lên màn ảnh dưới hình thức một loạt phim. Được tài trợ bởi sự đóng góp của khán giả và được phân phối bên ngoài các nền tảng truyền thống, bộ phim này đã đạt tới hàng triệu lượt xem và các kỷ lục. Nhưng, bộ phim sắp được công chiếu ở Pháp vào mùa Đông năm nay, đâu là thành công của loạt phim đã trở thành hiện tượng này ?
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT : BÀI 10 : CHÚA KITÔ ĐÃ GIẢI THOÁT CHÚNG TA
Đức Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về Thư gởi tín hữu Galát hôm thứ Tư 6/10/2021, và trong bài thứ mười này, ngài giải thích về sự tư do Kitô giáo dưới ánh sáng của Thư gởi tín hữu Galát và Tin Mừng theo thánh Gioan, bằng việc mời gọi « ở lại trong Chúa Giêsu, nguồn mạch sự thật giải thoát chúng ta ».
CÁC THIÊN THẦN HỘ THỦ : « CẦN PHẢI MANG LẠI KHẢ NĂNG TỒN TẠI CHO CÁC NGÀI »
Ngày 2/10 hàng năm, Phụng vụ mừng lễ các thiên thần hộ thủ. Cùng nhìn lại sứ mạng của các đại sứ và các đấng bảo vệ thiêng liêng này, những tôi tớ và những sứ giả của Thiên Chúa bên cạnh chúng ta, và « chỉ xin lắng nghe chúng ta ».
SÁCH GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO DẠY VỀ CÁC THIÊN THẦN
Các Thiên thần (328–336)
Sự hiện hữu của các Thiên thần là một chân lý đức tin (số 328) và các ngài là những thụ tạo có ngôi vị (số 330)
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRƯỚC CỘNG ĐỒNG DO THÁI SLÔVAKIA : « LỊCH SỬ CỦA ANH CHỊ EM LÀ LỊCH SỬ CỦA CHÚNG TÔI, ĐAU KHỔ CỦA ANH CHỊ EM LÀ ĐAU KHỔ CỦA CHÚNG TÔI »
« Lịch sử của anh chị em là lịch sử của chúng tôi, đau khổ của anh chị em là đau khổ của chúng tôi ». Đức Phanxicô bày tỏ lòng tôn trọng sâu xa đối với anh chị em Do Thái như thế trong bài phát biểu trước cộng đồng Do Thái Slôvakia hôm 13/9/2021, tại quảng trường Rybné námestie ở Bratislava.
VATICAN TRẢ LỜI CHO CÁC GIÁO SĨ DO THÁI : ĐỨC GIÁO HOÀNG KHÔNG BAO GIỜ GIẢM GIÁ TRỊ LUẬT TORAH
ĐHY Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về quan hệ tôn giáo với Do Thái giáo, đã viết một lá thư gởi cho các giáo sĩ Arussi và Sandmel liên quan đến « những quan ngại » mà một số thành viên của cộng đồng Do Thái đã bày tỏ về những tuyên bố của Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung ngày 11/8/2021. ĐHY Koch quả quyết rằng « những lời khẳng định tích cực đối với thế giới Do Thái luôn đến từ Đức Thánh Cha ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT- BÀI 7 : NHỮNG NGƯỜI GALÁT KHỜ DẠI
«Chúng ta sống đức tin như thế nào ? Tình yêu của Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh vẫn ở trung tâm của đời sống thường ngày của chúng ta như là nguồn mạch ơn cứu độ, hay chúng ta bằng lòng với một hình thức tôn giáo để có lương tâm thanh thản ? », Đức Thánh Cha nhắc nhở các Kitô hữu như thế trong bài giáo lý thứ bảy về Thư gởi tín hữu Galát, hôm 1/9/2021.