CHUYỆN PHIẾM ĐỌC TRONG TUẦN III MÙA VỌNG NĂM C

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 10th, 2012. Posted in Mai Tá, Năm C

“Tiếng hát, hát trên môi”

“giấc ngủ, ngủ trong nôi,
Một đàn, đàn chim nhỏ,

bay khắp trời Việt Nam mến yêu.”

(Anh Việt Thu – Tám Điệp Khúc)

(Mt 6: 7-8)

Ơ kià! Tiếng hát nào mà chẳng “hát trên môi!”. Đàn chim nào, mà chẳng là đàn chim bay khắp trời? Đâu chỉ mỗi trời ViệtNamdấu yêu. Diễm kiều. Nhiều mấy trắng? Nói thế, phải chăng hơi quá lời? Hát vậy, phải chăng là hát để thương và nhớ? Và, hát mãi những tám điệp khúc, rất liên tục?

Hôm nay đây, bần đạo bất chợt nhớ lại bài ca nọ bèn trích dẫn và hát hò cho xôm tụ những lời buồn của nhạc bản “8 điệp khúc”, khi xưa do Hoàng Oanh hát. Nhạc bản cứ lặp đi lặp lại mấy lời ca như mưa sa, rơi đều như 8 điệp khúc:

 Trời làm cho mưa bay giăng giăng

mây tím dệt thành sầu.
Bàn tay năm ngón mưa sa,

dìu anh trong tiếng thở.
Đưa tiễn anh đi vào đời,

mẹ Việt Nam ơi!

hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về.”

(Anh Việt Thu – bđd)

   Hẳn là, khi nghe lời lẽ trích ở trên, có lẽ bạn đọc lại sẽ cho rằng tác giả Chuyện Phiếm nay hết đề tài để viết và lách rồi hay sao mà lại cứ trích và dẫn nhạc bản rất “buồn tình” những 8 điệp khúc? Thú thật với bạn và với tôi rằng: trong quãng đời đi Đạo, lắm lúc các bạn đạo là bạn và tôi, ta cũng có những tình huống khá lấn cấn, rất như thế. Tình huống mà bần đạo gặp hôm nay, nó thế này, cũng chỉ như ý/lời của nhạc bản được trích, rất hôm nay:

  “Trời làm cho mưa bay

giăng giăng mây tím dệt thành sầu

Trùng dương sóng nước bao la

trùng dương vang tiếng gọi

Ôi sóng thiêng em về trời

mẹ Việt Nam ơi!

con xin ghi xin khắc nguyện lời thề.”

(Anh Việt Thu – bđd)

    Thật ra thì, có trích và có dẫn nhạc cùng thơ cũng chỉ để dẫn nhập một lời bàn để bần đạo và bạn đạo trong đời vẫn có thể khơi khơi hát và nói những lời lặp lại như điệp khúc đến tám lần, rất lẩn thẩn. Nói dông nói dài, chỉ để nói những lời hỏi han, mỗi thế này:

 “Tôi có anh bạn, mới trở lại. Anh xuất thân vốn dĩ theo từ Đạo “ông bà” lại có nhận xét về các đạo . Theo anh nhận xét, thì giữa đạo Công giáo và đạo Phật có đôi điều hơi giống nhau ở lời kinh/câu hát, nghĩa là: cứ lặp đi lặp lại khá nhiều lần chỉ một câu hay một chữ. Các cụ là người đạo “ròng” chắc hiểu biết hơn tôi, vậy xin nói cho tôi biết thế nào là “kinh cầu Chữ” hoặc có “Kinh cầu các thánh”, là từ đâu tới? Có nghĩa gì? Tác dụng ra sao mà quý vị cứ lặp đi lặp lại nhiều lần đến thế?”

  Bần đạo đây, tuy đạo Dòng, chứ không phải là đạo “lòng vòng”, vẫn chưa nghiệm ra được ý nghĩa của lời lẽ trong kinh cầu, từ kinh “Cầu Chữ” cho đến ý tứ của kinh cầu các thánh đọc vào các lễ trọng, hoặc đặc biệt. Nghĩ thế, nên tôi bèn chạy đến đấng bậc phụ trách mục hỏi/đáp về niềm tin đi Đạo ởSydney là Đức thày họ Flader tên John của tờ The Catholic Weekly, để có lời giải chính xác, lại được ngài trả lời rất tức khắc. Nhưng trước khi đọc qua câu trả lời của đức thày giòng họ Flader, cũng nên về với bài “8 Điệp Khúc” ở trên như sau:

 “Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu

Bàn tay đón gió muôn phương bàn tay đan gối mộng

Đưa tiễn anh đi vào đời mẹ Việt Nam ơi!

Ai chia ly tan tác cả ngàn đời

 ĐK Tiếng hát hát trên môi giấc ngủ ngủ trong nôi

Một đàn, đàn chim nhỏ bay khắp trời Việt Nam mến yêu

Ôi tiếng chim muông gọi đàn mẹ Việt Nam ơi con xin dâng.”

(Anh Việt Thu – bđd)

  Và, nay thì mời bạn/mời tôi, ta đi thẳng vào câu giải đáp thắc mắc:

 “Trong các câu hỏi lâu nay tôi nhận được về đạo, thì đây là câu dẫn ta về với kho báu của nhà Chúa là Giáo hội Công giáo của ta. Nên biết rằng, Đạo Công giáo ta có đến hơn hai ngàn năm lịch sử trải dài năm châu bốn bể, thì cũng là điều phải lẽ thôi, nhất là khi ta thấy mình có hằng hà sa số các truyền thống dân gian mà nhiều người không biết đến.

Với các vị chưa nghe quen tên gọi và ý nghĩa của lời kinh, thì “kinh cầu” nói chung là một loạt gồm các lời cam kết đầy ý nghĩa hoặc các lời cầu nguyện với một số yếu tố được lặp đi lặp lại khá nhiều lần. Kinh cầu là từ ngữ xuất tự tiếng Hy Lạp “litanea” mang ý nghĩa của lời khấn nguyện hoặc một khẩn cầu hầu dâng lên Đấng nào đó, ở trên cao.

Nói đúng hơn, đây là một loạt các ý thỉnh ngắn gọn hoặc lời khích lệ do người nào đó hoặc nhóm người nào đó cất lên để rồi được đáp trẻ bằng câu “Cầu cho chúng tôi”, hoặc “Chúa chữa chúng tôi”, hoặc “Chúa thương chúng tôi..”, vv.       

  Thật sự, thì Kinh cầu có nguồn gốc lấy từ sách Cựu Ước. Chẳng hạn như, thánh vịnh 136 viết theo dạng Kinh cầu, nghĩa là mỗi câu được kết bằng nhưng lời như: “Lòng Chúa thương xót đến muôn đời.” Cũng thế, lời khấn nguyện của 3 người trẻ nọ khi bị dẫn vào lò sát sinh thiêu sống tâm can, họ vẫn can đảm thốt lên lời cầu tha thiết mà mỗi động thái đều ngợi khen/chúc tụng Chúa bằng những lời như: “Tung hô chúc tụng Chúa đến muôn đời.” (Đanien 3: 35 tt)

Ở Antiôkia, Kinh cầu cũng được đưa vào Phụng vụ của Giáo hội Đông phương từ thế kỷ thứ tư. Từ đó, mới lan rộng sang tận Constantinople (tức Istanbul bây giờ) và đến tận các phần còn lại ở phương Đông, rồi mới về Rôma, và còn lan sang cả trời Tây nữa.

 Đây là phần cầu nguyện khá quan trọng ở phụng vụ của Giáo hội Đông phương. Phụng vụ Chúa nơi thánh Basil, Gioan Chrysostom và thánh Giacôbê cũng có khá nhiều lời kinh cầu nguyện và còn thấy trong nghi thức phụng tự khác cũng như sẵn trong Đạo.

 Trong số các Kinh cầu được phổ biến ở phương Đông vào thế kỷ đầu là các kinh cầu chuyển đến Đức Mẹ. Trong đó, thấy rõ nhất là kinh của Epitaphian Thenos nhắc nhở người đọc nhớ về nỗi thống khổ của Đức Mẹ vào Thứ Sáu Tuần Thánh kết hợp cùng Kinh cầu của Symêon Metaphrastes. Giáo điều về tín lý có ở kinh Panhagia Theotokos, “Lời kinh chuyển đến cùng Mẹ Thiên Chúa vào thời kỳ chiến tranh sắp xảy đến, là do Euthymos Monachos đặt ra nói về động thái của người có lỗi khi xưng thú với đấng giải tội.

 Ở phương Tây, từ ngữ “Kinh cầu” thường kết hợp với các buổi kiệu rước để người tham gia buổi kiệu bắt đầu xin Chúa đoái thương giúp cho họ thoát khỏi bệnh dịch rất lây lan hoặc trận chiến này khác. Chẳng hạn như, tại Rôma vẫn thường có các buổi kiệu có sự tham gia của Đức Giáo Hoàng, các linh mục cùng giáo dân như “Chặng Đàng Thánh Giá” nhất là vào mùa Chay. Ngoài ra, còn có Kinh Cầu Cả Thể là buổi kiệu có cầu nguyện do được mùa, buổi này tổ chức tại Rôma vào mỗi năm nhân lễ kính thánh Máccô vào ngày 25 tháng Tư mỗi năm.

Kinh cầu ngắn được thánh Mamertus, Giám mục thánh Vienne đặt vào năm 477, trước ngày Chúa Về Trời, nhân có động đất và các thiên tai khác. Các Kinh cầu này kết hợp với bài kinh vào các ngày mùa hoặc cầu khấn trời đất cho mưa để mùa màng tươi tốt.

Một ví dụ về Kinh cầu trong thánh lễ là lời Kinh Thương Xót trước khi hát kinh Vinh Danh. Kinh cầu ngắn gọn này được đưa vào “bộ lễ” vào thế kỷ thứ 5 do Đức Gêlasius (492-496) ra lệnh. Ban đầu kinh này dài hơn lặp lại đến 3 lần cốt để kính Chúa ba Ngôi. Ngôn ngữ gốc của Kinh cầu Kyrie Eleison là bằng tiếng Hy Lạp. Ngày nay vẫn còn sót lại trong các bộ lễ bằng tiếng La tinh, ở nhiều nơi.

Kinh cầu nổi tiếng nhất là kinh cầu Loreto, đọc sau khi lần chuỗi, được phê chuẩn vào năm 1587 và Kinh cầu Các thánh, được dùng vào các buổi lễ phong chức thánh cũng được đọc rất thường từ ngày đó. Ngoài ra, còn một số Kinh cầu khác là Kinh cầu Danh thánh Chúa Giêsu được phê chuẩn vào năm 1886, Kinh cầu Thánh Tâm Chúa Giêsu đặt hồi năm 1899, Kinh cầu cùng thánh Giuse năm 1909 và Kinh cầu Máu Thánh Chúa vào năm 1960.

Ngoài ra, còn có Kinh cầu vào buổi chầu Thánh Thể có ban phép lành Thánh Thể là một ví dụ cụ thể khác về việc cầu khấn theo hình thức lặp đi lặp lại các lời kinh bắt đầu bằng lời cầu “Xin Chúa thương xót chúng con”… Nói tóm lại, các Kinh cầu đọc trong các buổi phụng vụ của Hội thánh, có lịch sử trải dài từ nhiều thế kỷ, rất đáng nhớ.” (x. Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly08/7/2012 tr. 14)

 Quả thật rất đúng. Khi xưa bổn đạo mình có rất nhiều thì giờ để cứ đọc đi đọc lại mỗi một chữ. Ngày nay, ngoài các buổi phong chức hoặc chầu Thánh Thể nhiều người vẫn thấy bổn đạo Việt mình cũng còn đọc các Kinh cầu được gọi là “Kinh Cầu Chữ” ở nhà quàn, để cầu cho người thân thuộc vừa quá vãng. Bản thân nhiều người thời nay vẫn cứ tự nhủ: không biết đọc như thế Chúa nghe nhiều quá có nhàm tai hay không? Hay, Chúa lại cứ “nhắc tuồng” mà bảo người đọc hãy quay về với Tin Mừng thánh Mátthêu viết có những câu như:

“Cầu nguyện thì

các ngươi chớ lải nhải như người ngoại!

Họ cứ tưởng hễ nói nhiều thì sẽ được nhậm.

Chớ bắt chước họ,

vì Cha các ngươi biết rõ các ngươi cần gì,

trước khi các ngươi xin Ngài.”

(Mt 6: 7-8)

 Người viết nhạc tên gọi Y Vân nếu nghe được lời này, chắc hẳn sẽ vui hơn rồi lại hát những lời mình đặt như sau:

 “Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu

Nằm nghe tiếng hát đu đưa dìu anh trong giấc ngủ

Ôi tiếng ru ru ngọt ngào mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời

Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu

Từng đêm ấp ủ trong tim từng đêm khe khẻ gọi

Anh nhớ thương em từng giờ mẹ Việt Nam ơi ai chia ly tan tác cả ngàn đời.”

(Y Vân – bđd)

 Nghe hát thế rồi, có lẽ cũng nên nghe truyện kể, để còn nhớ. Nhớ những điều căn bản, rất như sau:

  “Truyện kể rằng:

Hôm ấy người vợ tự dưng hứng thú làm sao không biết bèn gọi đức lang quân mình đến gần rồi vừa nói đi nói nói lại rất nhiều lần câu: “Người yêu của em ơi. Em yêu anh lắm lắm.

Nói thế vẫn thấy chưa đủ, nàng ta còn thêm một xác quyết, không giống lời kinh hôm/ban sớm cứ lải nhải dù là câu yêu dấu, nhưng lại là lời lẽ rất gọn nhẹ như thế này:

Anh à, Em không những chỉ nói cho anh nghe mà thôi, nhưng nói rồi, em lại khắc lên hàng ngàn viên gạch câu «em yêu anh» và Em ước có 1 viên rơi trúng đầu anh để anh biết nỗi đau khi nhớ anh nó như thế nào.”

     Ví thử người nghe những lời “lải nhải” mà không phải là Chúa, như ở trên, chắc sẽ tìm về với câu ca/bài hát có tựa đề “8 điệp khúc” chắc sẽ bắt chước lại cứ hát giống hệt, mà rằng:

 Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu
Rừng thiêng lá đổ âm u rừng thiêng vang tiếng gọi
Ôi núi thiêng em về nguồn mẹ VN ơi con xin ghi xin khắc nguyện lời thề.”

 Tóm lại, tất cả các bà mẹ chứ không chỉ mỗi “Mẹ Việt Nam” là không ngần ngại ru con bằng những lời ru đi ru lại, vẫn lải nhải. Có như thế, con mình mới dễ ngủ. Và, cũng dễ nghe, và dễ nhớ hơn lời như Chúa dặn đừng “lải nhải”, rất ở trên.

 Trần Ngọc Mười Hai

Và một quyết tâm sẽ nghe lời Chúa dặn

không còn lai rai

một lời cầu như khi trước

lúc còn nhỏ tuổi.

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30