NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO VIỆC GIẢI THÍCH ĐÚNG CÔNG ĐỒNG VATICAN II
Vị trí ưu tiên của việc thờ phượng Thiên Chúa là nền tảng cho mọi thận học mục vụ đúng đắn.
(tiếp theo phần 1)
3. NHIỆM VỤ RAO GIẢNG SỰ SÁM HỐI CHO CÁC TÍN HỮU (Sacrosanctum Concilium § 9)
Người ta không thể nói về một giáo lý và thực hành mục vụ thật sự mà không có yếu tố sự sám hối chủ yếu trong đời sống Giáo hội và trong đời sống các tín hữu. Mọi sự canh tân thực sự của Giáo Hội trong lịch sử diễn ra với tinh thần và thực hành sự sám hối Kitô giáo. Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, s. 8, nhận định rằng Giáo Hội phải liên tục tiến đi trên con đường sám hối và canh tân. Sau đó nói rằng các tín hữu phải chế ngự trong chính họ sự cai trị của tội lỗi bằng việc từ bỏ mình bằng một cuộc sống thánh thiện. Trong hoạt động truyền giáo, con cái của Giáo Hội phải không được xấu hổ vì sự ô nhục của Thánh Giá (AG 24)
Chúng ta có thể hiểu được tinh thần thật sự của giáo huấn Công Đồng nầy về sự cần thiết của sám hối hơn, nếu chúng ta xem xét sự việc rằng,ngày 01/07/1962, ngày lễ Kính Máu Cực Thánh, do ngày khai mạc Công Đồng đã cận kề,Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã dành trọn một thông tri cho sự cần thiết phải sám hối với tựa đề “Paenitentiam agere” (Sám hối), bàn về một lời mời gọi cấp thiết đến toàn thế giới Công Giáo và một lời hiệu triệu với việc gia tăng cầu nguyện và sám hối cầu xin Ân Sủng xuống trên Công Đồng đang đến. Đức Thánh Cha trình bày vắn gọn tư duy và thực hành của Giáo Hội,như trong ví dụ của Công Đồng có trước,nhắc lại sự cần thiết phải sám hối nội tâm và ngoại tại như là một sự hợp tác với ơn cứu chuộc của Thiên Chúa. Một cách cụ thể,Đức Thánh Cha Gioan XXIII đề nghị trong mỗi giáo phận một sự kiện sám hối xin cầu thay nguyện giúp,giải thích làm sao với những việc sám hối và lòng thương xót, tất cả mọi tín hữu hết lòng cầu xin Thiên Chúa toàn năng và khẩn khoản nài xin Người ban cho sự canh tân tinh thần Kitô giáo ấy,vốn là một trong những mục tiêu chính của Công Đồng nầy (s. II,2)
Đức Thánh Cha tiếp tục:
Trên thực tế, Vị tiền nhiệm của chúng tôi, Đức Piô XI đã nhận xét chính xác :”Cầu nguyện và sám hối là hai phương tiện được Thiên Chúa sắp sẵn trong thời đại chúng ta để hướng về lại Người nhân loại nghèo nàn đang lang thang lưu lạc không có ai hướng dẫn; chính chúng đã cất khỏi và sửa chữa nguyên nhân đầu tiên và nguồn gốc khiến chúng ta rối loạn,con người nỗi loạn chống lại Thiên Chúa” (Thông tri Caritate Christi compulsi – ban hành 03/05/1932. ND]
Đức Gioan XXIII đã gửi lời hiệu triệu nồng nàn sau đây đến các Giám Mục:”Chư huynh đệ đáng kính,hãy làm mọi nỗ lực không được trì hoãn nữa bằng mọi phương tiện trong quyền hạn của chư huynh đệ,sao cho các Kitô hữu được tín thác cho chư huynh đệ chăm sóc,có thể thanh luyện tinh thần họ với sám hối và tự thức tỉnh với lòng mộ mến đạo đức lớn hơn” (s.II,3).
Tinh thần sám hối và đền tội phải luôn tạo sinh khí cho mọi canh tân thật sự của Giáo Hội,như Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã hy vọng sẽ được sản sinh bời Công Đồng Vatican II. Thái độ nầy bảo vệ Giáo Hội khỏi tinh thần chủ nghĩa tích cực thế tục. Như Đức Thánh Cha dạy ở cuối thông tri của Người: Một cảnh tượng tuyệt vời,phấn khích biết bao về lòng mộ mến đạo, khi được nhìn thấy những đạo quân không đếm xuể các Kitô hữu trên toàn thế giới trọn hiến cho việc siêng năng đọc kinh cầu nguyện và hy sinh đáp lại những lời Chúng Tôi kêu gọi! Đây là một loại lòng mộ mến đạo đức mà với nó các nam nữ con cái Giáo Hội phải được thấm nhuần. Ước gì gương sáng của họ sẽ truyền cảm hứng cho những ai còn đang chìm đắm vào những công chuyện ở đời nầy đến mức xao nhãng bổn phận của họ đối với Thiên Chúa”.
Bằng những lời sau đây, chúng ta có thể nắm bắt được tinh thần thật sự làm cho Vị Giáo Hoàng của Công Đổng tràn đầy sinh khí:
Chúng phải từ bỏ nó [ chủ nghĩa khoái lạc thế tục] với tất cả nghị lực và dũng khí được các đấng tử vì đạo và những nam nữ anh hùng đã làm vinh danh Giáo Hội trong mọi thời đại lịch sử Giáo Hội, biểu lộ. Nếu mọi người làm điều nầy,thì mỗi người trong hoàn cảnh và môi trường riêng mình trong cuộc đời sẽ được quyền dự phần vào việc làm cho Công Đồng Vatican II nầy, – vốn đặc biệt quan tâm đến việc làm mới luân lý Kitô giáo, – nên một lối vào nổi bật (nt. S. II,2).
4. NHIỆM VỤ CHUẨN BỊ CHO CÁC TÍN HỮU LÃNH NHẬN CÁC BÍ TÍCH
Trong Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, Công Đồng dạy rằng các bí tích là những phương tiện chính qua đó các tín hữu ở mọi trạng thái và mọi điều kiện được Đức Chúa kêu gọi tới sự hoàn thiện nên thánh . Mục đích chính của các bí tích gồm ở – theo Hiến Chế Sacrosanctum Concilium số 56 – việc thánh hoá con người,- xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô và – việc thờ phượng phải trả về cho Thiên Chúa. Hoạ hoằn trong lịch sử Giáo Hội Huấn Quyền tối cao mới nhấn mạnh như vậy về tầm quan trọng và tính chất trung tâm của phụng vụ thánh và một cách đặc thù về tầm quan trọng và tính chất trung tâm của Hy Lễ Thánh Thể, như Công Đồng Vatican II thực tế đã làm. Sự việc văn kiện thứ nhất của Công Đồng được tranh luận và được tán thành được dành cho phụng vụ,nghĩa là dành cho việc thờ phượng Chúa, hết sức có ý nghĩa và bày tỏ một thông điệp rõ rệt cho thấy vị trí tối cao của Thiên Chúa: Thiên Chúa và việc thờ phượng mà Giáo Hội dành cho Người,phải chiếm vị trí đầu tiên trong tất cả cuộc sống và hoạt động của Giáo Hội. Hiến Chế Sacrosanctum Concilium dạy chúng ta :” Phụng Vụ Thánh là sự thờ phượng quyền uy Thiên Chúa” (s.33) và qua đó,việc thờ phượng quyền năng Thiên Chúa nầy phải là đỉnh điểm của tất cả mọi hoạt động của Giáo Hội :”Phụng vụ là điểm tột cùng mà hoạt động của Giáo hội hướng tới đồng thời là nguồn mạch tù đó mọi ân sủng của Giáo Hội tuôn trào” (s.10) [Liturgia est culmen ad quod actio Ecclesiae tendit et simul fons unde omnis eius virus emanat].
Sắc Lệnh về Đào tạo Linh Mục (Optatam totius) số 16 viết : Phụng vụ thánh là nguồn suối của tinh thần Kitô giáo đầu tiên và cần thiết. Mục đích của mọi bí tích,đến lượt nó,được tìm thấy trong mầu nhiệm Thánh Thể,như lời trích dẫn từ Thánh Toma Aquinô :”Bí Tích Thánh Thể là cùng đích của tất cả các bí tích [Eucharistia est omnium sacramentorum finis] (Tổng luận Thần học III,73a.3c) và viết thêm “Trong chính bí tích Thánh Thể chứa đựng mọi điều thiện hảo thiêng liêng”[In Sanctissima enim Eucharistia totum bonum spirituale Ecclesiae continetur] (nt.III,65.a.3) (Presbyterorum Ordinis,s.5). Cũng văn kiện nầy lần nữa nói rằng Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch và đỉnh điểm của mọi công cuộc rao giảng Phúc Âm và càng có lý do hơn nữa,Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch và đỉnh điểm của mọi đời sống mục vụ của Giáo Hội. Trong Sacrosantum Concilium, chúng ta tìm thấy tổmg đề nầy:”Đặc biệt từ Bí Tích Thánh Thể, Ân Sủng được phát sinh trong chúng ta,như từ một nguồn suối, và ơn thánh hoá con người và sự tôn vinh Thiên Chúa trong Chúa Kitô – mà mọi hoạt động khác của Giáo Hội hội tị về đó như là hường về cái đích của chúng, – có được nhờ nó với kết quả lớn lao nhất”.
5. NHIỆM VỤ GIẢNG DẠY CÁC TÍN HỮU TẤT CẢ CÁC ĐIỀU RĂN CỦA THIÊN CHÚA.
Một yếu tố nữa của hoạt động mục vụ là điều nầy:” Các tín hữu cũng vậy,Giáo Hội phải dạy cho họ tuân giữ tất cả những gì Chúa Kitô đã truyền lệnh” (SC 9). Các mục tử của Giáo Hội từ đó có nhiệm vụ phải giảng dạy các luật lệ và nhựng lệnh truyền của Thiên Chúa trong tất cả sự toàn vẹn của chúng. Trong Tuyên Ngôn Tự Do Tôn Giáo,Công Đồng nhân định:” Tiêu chí cao nhất của cuộc sống cn người là luật của Thiên Chúa – vĩnh cửu,khách quan và phổ quát – qua đó Thiên Chúa ra lệnh,hướng dẫn và cai quản toàn thể vũ trụ và tất cả mọi con đường của công đồng nhân loại”(Dignitatis Humanae 3). Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes,duy trì:”Con người có trong tâm hồn một luật được Thiên Chúa viết ra. Vâng theo luật đó chính là phẩm giá con người; theo luật đó con người sẽ bi phán xét” (s.16). Cũng văn kiện mục vụ ấy nhận định:” Các vợ chồng phải ý thức rằng họ không thể tuỳ tiện hành động,nhưng phải luôn được cai quản theo một lương tâm phù hợp với chính luật lệ của Thiên Chúa một cách có ý thức trách nhiệm và phải suy phục đối với chức vụ giảng dạy của Giáo Hội,vốn luôn giải thích một cách đich thật luật đó trong ánh sáng của Phúc Âm” (Gaudium et Spes s.50)
Công Đồng tiếp tục,dạy rằng :” Sự chia tách nầy giữa đức tin – mà nhiều người tuyên xưng – và cuộc sống thường nhật của họ đáng được kể vào số những sai lầm nghiêm trọng hơn ở thời đại chúng ta”. Một sai lầm như thế đã trở thành dễ thấy hơn trong những năm vừa qua trong đó người ta quan sát thấy hiện tượng của những người mà – trong khi xưng mình là Công giáo – đồng thời lại đi ủng hộ những luật trái với luật tự nhiên và luật Thiên Chúa và công khai cãi lại Huấn Quyền Giáo Hội. Các lời của Công Đồng nay vang lên :”Đừng để có một sự chống đối sai lầm giữa một bên là các hoạt động nghề nghiệp và xã hội và một bên là đời sống đạo” (GS 43). Cuộc sống luân lý,gia đình,nghề nghiệp, khoa học,xã hội,phải được đức tin hướng dẫn và vì vậy mà phải hướng tới làm vinh danh Thiân Chúa. Chúng ta hãy quan sát lần nữa, trong những giáo huấn nầy của Công Đồng, tầm quan trọng của địa vị trên hết của thánh ý Thiên Chúa và của vinh quang Người trong đời sống của mọi người tín hữu và trong toàn Giáo Hội. Công Đồng khẳng định điều nầy không chỉ trong một văn kiện về phụng vụ,mà cón trong các văn kiện mục vụ,nhất là Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes.
6. NHIỆM VỤ THÚC ĐẨY CÔNG VIỆC TÔNG ĐỒ CỦA GIÁO DÂN
Một điểm chủ yếu khác của đời sống mục vụ là :”Với các tín hữu nữa,Giáo Hội phải luôn mời gọi họ làm tất cả mọi công việc bác ái,đạo đức và việc tông đồ” (SC 9). Ở điểm nầy có sự đóng góp lịch sử lớn lao của Công Đồng Vatican II trong việc nâng phẩm giá và vai trò đặc thù của giáo dân trong đời sống và hoạt động của Giáo Hội. Ta có thể nói rằng đây là một sự phát triển có hệ thống và là một sự hoàn thiện của Huấn quyền Đức Thánh Cha Phaolô VI liên quan đến vấn đề giáo dân. Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium cho chúng ta một tổng đề tuyệt diêu về vấn đề giáo dân trong Giáo Hội và trong thế giới, với một nền tảng thần học vững chắc và một hướng dẫn mục vụ rõ ràng,khi nói :
Ngoài ra,hãy để cho giáo dân – bằng những nỗ lực phối hợp của họ – giải quyết những tục lệ và điều kiện của thế giới nầy, (nếu như chúng dẫn đến tội lỗi),sao cho tất cả họ có thể được thích nghi với những tiêu chí công lý và có thể ủng hộ việc thực hành nhân đức hơn là cản trở nó.Làm được như vậy, họ sẽ thấm nhuần văn hoá và hoạt động con người với những giá trị luân lý thật sự; họ sẽ dọn tốt hơn mãnh đất thế giới nầy cho hạt giống Lời Chúa; và đồng thời họ sẽ mở lớn hơn những cánh cửa của Giáo Hội qua đó sứ điệp hoà bình có thể đi vào thế giới nầy. Vì chính một chương trình cứu độ nầy, các tín hữu phải học biết làm sao để phân biệt một cách thận trọng giữa những quyền và nhiệm vụ ấy,vốn là của họ với tư cách là những thành viên của Giáo Hội và những cái mà họ có với tư cách là những thành viên của xã hội loài người. Hãy để họ phấn đấu để dung hoà cả hai điều nầy,trong khi nhớ rằng trong mọi việc trần thế,họ phải được hướng dẫn bởi một lương tâm Kitô giáo, vì ngay cả trong công việc trần tục, không có hoạt động con người nào có thể thoát khỏi sự thống trị của Thiên Chúa. Trong thời đại riêng của chúng ta,tuy vậy,điều cần kíp nhất là sự phân biệt nầy và cả sự hài hoà nầy cũng phải chiếu sáng rõ ràng về phía trước hơn lúc nào hết trong cuộc đời của các tín hữu, sao cho nhiệm vụ của Giáo Hội có thể phù hợp đầy đủ hơn với những điều kiện đặc biệt của thế giới ngày nay.Vì nó phải được chấp nhận rằng lãnh vực trần thế nầy được cai quản bởi những nguyên tắc riêng của nó, do nó liên quan một cách chính đáng với những lợi ích của thế giới nầy.Nhưng giáo lý đáng ngại ấy vốn thử xây dựng một xã hội không liên quan gì với tôn giáo và vốn tấn công và huỷ diệt tự do tôn giáo của các công dân của nó, thì phải bị bác bỏ.
Ở đây Công Đồng lên án chủ nghĩa thế tục mà không dùng từ nầy,khi trích dẫn Đức Lêô XIII, Đấng đã nói rằng “ đời sống của các cá nhân,đời sống của các gia đình,đời sống của các tập thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn, sẽ được nuôi dưỡng bằng giáo lý của Chúa Giêsu kitô,đó lá tình yêu Thiên Chúa vá trong thiên Chúa, tình thương yêu người lân cận”. Giáo lý nầy tìm thấy trong các yếu tố chính yếu của nó một tiếng vang rõ rệt cả trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội lẫn trong Hiến Chế Mục Vụ của CĐ Vatican II.
Về ơn gọi bậc giáo dân, Công Đồng dạy:” Thích hợp cho bậc giáo dân tìm kiếm Nước Thiên Chúa,giải quyết những việc trần gian và đưa chúng vào trật tự theo Thiên Chúa” (Lumen Gentium s.31). Trong Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân, Công Đồng nói về việc sùng bái những sự trần tục,do một sự tin tưởng thái quá vào sự tiến bộ của các khoa học tự nhiên và của công nghệ.(Apostolicam Actuositatem s.7). Công Đồng tiếp tục,khẳng định rằng đời sống hôn nhân và gia đình là nơi mà Kitô giáo thấm vào toàn thể tổ chức đời sống và biến đổi nó mỗi ngày một hơn. Đồng thời,gia đình Kitô giáo tuyên xưng rõ ràng quyền uy hiện diện của Nước Thiên Chúa và niềm hy vọng cuộc sống vĩnh cửu. Bằng cách nầy, với gương sáng và chứng từ của nó, gia đình buộc tội thế giới tội lỗi và soi sáng những người tìm kiếm chân lý (nt). Chúng ta có thể quan sát thấy ở đây cụm từ Công Đồng sử dụng nầy thông dụng biết bao: Gia đình Kitô giáo và Công giáo là một lời buộc tội sống động với thế giới nầy, kết tội thế giới tội lỗi nầy.
Hình thức đặc biệt của tông đồ giáo dân hệ ở chứng từ của đời sống TIN CẬY MẾN :vì vậy nó loại trừ một việc tông đồ theo chủ nghĩa tích cực (duy hoạt động) và vì những lợi ích thế gian. Chúng ta có thể đặt vào bên trong Sắc Lệnh về giáo dân nầy một sổ tay ngắn gọn về tông đồ giáo dân,ở đó Công Đồng dạy rằng hình thức bên trong của người giáo dân tông đồ phải thích ứng với Chúa Kitô chịu đau khổ và rằng mục đích của việc tông đồ của người tông đồ giáo dân là ơn cứu độ vĩnh cửu của những con người ở thế giới nầy. Công Đồng nói : “Tất cả họ phải nhớ rằng họ có thể đến với mọi người và góp phần vào sự cứu độ của toàn thế giới bằng việc thờ phượng và cầu nguyện chung,cũng như bằng sám hối và tự nguyện chấp nhận những công việc nặng nhọc và những gian nan thử thách trong cuộc sống,qua đó họ trở nên giống Chúa Kitô chịu đau khổ (x. II Cor 4,10;Col 1,24). [ Apostolicam Actuositatem s. 16]. Thường người tông đồ giáo dân còn đặt cuộc sống mình vào nguy hiểm do lòng trung thành của họ.
7. NHIỆM VỤ THÚC ĐẨY ƠN GỌI MỌI NGƯỜI NÊN THÁNH (Sacrosanctum Concilium s. 9)
Ghi nhận chính yếu cuối cùng của hoạt động mục vụ trong Giáo Hội hệ ở việc thúc đẩy ơn gọi tất cả mọi người nên thánh,nói rằng những người theo chúa Kitô, không thuộc về thế gian nầy, phải nên ánh sáng của thế gian (SC 9). Một cách đặc thù hơn nữa, Công Đồng nói về chủ đề nầy trong chương thứ năm của Hiền Chế Tín Lý Lumen Gentium :”De universali vocatione ad sanctitatem in Ecclesia” (Về ơn gọi phổ quát nên thánh trong Giáo Hội). Trong đó ta có thể thấy sự đóng góp thật sự lịch sử và đặc thù nhất của Công Đồng Vatican II. Sự thánh thiện căn bản hệ tại việc bắt chước Chúa Kitô, bắt chước Chúa Kitô nghèo khó và khiêm nhường, bắt chước Chúa Kitô vác Thánh Giá. Việc bắt chước Chúa Kitô đạt đỉnh cao của nó trong sự tử vì đạo,trong việc dũng cảm làm chứng cho Chúa Kitô trước mặt mọi người. Công đồng nói :” Mọi người phải sẵn sàng để tuyên xưng Chúa Kitô trước mặt những người đời và đi theo Người trên con đưởng Thánh giá trong những cuộc bách hại,vốn chẳng bao giờ thiếu với Giáo Hội”.
(còn tiếp một kỳ)
—————————————————-
Nguyên bản : Proposals for a Correct Reading of the Second Vatican Council
(*) Giáo hoàng Piô XI là vị Giáo hoàng thứ 259 của Giáo hội Công giáo Rôma. Theo niên giám tòa thánh năm 2003 xác định ngày đắc cử Giáo hoàng là ngày 6 tháng 2 năm 1922, và kết thúc triều đại của mình vào ngày 10 tháng 2 năm 1939.Người đã được Giáo Hội suy tôn lên hàng chân phước ngày 3 tháng 9 năm 2000, thường được xưng hô là Apostolicus (Giáo hoàng truyền giáo).Người khuyến khích việc giáo dục Kitô giáo, tố cáo những việc làm quá đáng của các chủ nghĩa đương thời. Người dàn xếp với Mussolini về vấn đề Rôma với việc ký Hiệp ước Latêranô, hình thành Thánh đô Vatican, chống lại chủ nghĩa quốc xã. Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu được Người tuyên phong có ảnh hưởng trong cuộc sống thiêng liêng của Người.
Tên thật là Ambrogio Damiano Achille Ratti, sinh tại Desio, Milan ngày 31 tháng 5 năm 1857, trong một gia đình các nhà công nghiệp Lombarđi. Năm 1867, mới 10 tuổi Người đã vào học tại tiểu chủng viện Seveso rồi Monza. Năm 1874,vào trường dòng ba Phanxicô.Năm sau, vào đại chủng viện Milanô theo khoa thần học. Người thụ phong linh mục ngày 20 tháng 12 năm 1879 ở Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô
Tags: Vatican-II
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS