BẢY LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO MỘT NỀN GIÁO DỤC TÍNH DỤC « TỐT »

Written by xbvn on Tháng Tư 19th, 2016. Posted in Gia đình, Luân lý, Thế Giới, Tý Linh

Trong Tông huấn Amoris Laetitia, một cách không kiêng kỵ Đức Thánh Cha nói về « sự e thẹn » và « tính dục an toàn ».

Giáo Hội và việc giáo dục tính dục. Một chủ đề kiêng kỵ ? Trái lại thì có ! Đức Phanxicô, trong Tông huấn mới về tình yêu trong gia đình, đã đề cập đến nó  cách thẳng thắn và mang lại những lời khuyên cho một cuộc giáo dục tính dục « tốt ».

Một sự trao ban hỗ tương

Đức Thánh Cha ý thức rõ rằng vào một thời kỳ mà « tính dục có khuynh hướng bị tầm thường hóa và nghèo nàn đi », nói về giáo dục tính dục là điều khó khăn. Ngài nói : « Nó chỉ có thể được hiểu trong khuôn khổ một cuộc giáo dục về tình yêu, về sự trao ban hỗ tương chính mình. Bằng cách này, ngôn ngữ về tính dục không bị nghèo nàn đi, nhưng được soi sáng ».

Những thông tin thích hợp

Đức Phanxicô xác định những giới hạn rạch ròi : « Thông tin phải đến vào một thời điểm thích hợp và theo cách thích ứng với giai đoạn » mà trẻ em đang sống. Đối với ngài, chẳng ích gì « làm cho chúng đầy ứ những dữ kiện mà không có sự phát triển một ý thức phê bình trước sự xâm nhập những lời mời mọc, trước sự khiêu dâm không được kiểm soát và trước sự quá tải những kích thích vốn có thể hủy hoại tính dục ».

Ý thức về sự e thẹn (pudeur)

Đối với Đức Thánh Cha, cần phải có một nền giáo dục tính dục « gìn giữ một sự e thẹn lành mạnh ». Cho dầu ngày nay một số người cho rằng nó là một vấn đề của một độ tuổi khác, nhưng sự e thẹn có « một giá trị to lớn » vì « đó là một sự phòng vệ tự nhiên của con người, vốn bảo vệ tính nội tâm của mình và tránh việc nó trở thành một đồ vật thuần túy. Không có sự e thẹn, chúng ta có nguy cơ giảm thiểu tình cảm và tình dục thành những ám ảnh mà chỉ tập trung chúng ta vào khả năng sinh dục mà thôi ».

Ám ảnh về « tính dục an toàn » (sexe sûr)

Đức Thánh Cha không né tránh bất kỳ vấn đề nào, ngay cả vấn đề liên quan đến vấn đề tế nhị nhất là giáo dục « tính dục an toàn » mà thông thường thắng thế so với phần còn lại. Đức Thánh Cha lấy làm tiếc việc giáo dục tính dục « thường tập trung vào việc kêu gọi ‘bảo vệ mình’ ». Theo ngài, những lối diễn tả này thể hiện « một thái độ tiêu cực đối với cứu cánh sinh sản tự nhiên của tính dục, như thể một đứa con là một kẻ thù mà cần phải bảo vệ mình khỏi đó, mà theo cách này đang khuyến khích « sự hung hăng yêu mình thay vì đón tiếp ».

Chấp nhận thân thể của mình

Việc chấp nhận thân thể của mình là một yếu tố quan trọng trong một nền giáo dục tính dục « tốt » : « Vượt lên những khó khăn có thể hiểu được mà mỗi người có thể biết », cần phải giúp đỡ bạn trẻ « chấp nhận thân thể của mình như nó đã được tạo thành », vì « một lô-gíc thống trị thân thể mình sẽ trở thành một lô-gíc, đôi khi tinh tế, thống trị thiên nhiên […] ». Cũng quan trọng việc bạn trẻ làm tăng giá trị thân thể của mình « trong nữ tính hay trong nam tính của mình » để có thể « nhìn nhận mình trong cuộc gặp gỡ với người khác giới ».

Sự khác biệt giới tính

Một nền giáo dục tính dục « tốt » do đó phải giúp các bạn trẻ chấp nhận thân thể của mình, để tránh việc họ có tham vọng « xóa đi sự khác biệt giới tính » bời vì họ không biết đối diện ở đó.

Vượt lên một số « tính cứng nhắc »

Đức Thánh Cha cũng khuyến khích mềm dẻo hơn. Ngài giải thích rằng « nam và nữ không phải là điều gì đó cứng nhắc ». Cách thức là người chồng « phải có thể thích ứng cách mềm dẻo với hoàn cảnh của người vợ, chẳng hạn trong lao động, trong một số công việc nội trợ hay khi chăm sóc con cái », và hiểu rằng điều đó « không làm cho người chồng ít đàn ông hơn, cũng không có nghĩa một sự thất bại, một sự đầu hàng hay một sự sỉ nhục ».

Đức Phanxicô nhấn mạnh về điểm này : « Cần phải giúp đỡ con cái xem như là bình thường những cuộc trao đổi lành mạnh này vốn không cất đi khỏi hình ảnh của người cha bất kỳ phẩm giá nào. […] Sự cứng nhắc trở nên một sự phóng đại nam tính hay nữ tính, và không giáo dục con cái và giới trẻ về một sự hỗ tương cụ thể trong những điều kiện hiện thực của hôn nhân ».

Sự trinh khiết, một hình thức yêu thương khác

Đức Thánh Cha cũng đề cập vấn đề trinh khiết mà ngài định nghĩa như là « một cách yêu thương khác » vốn nhắc nhớ « tính cấp bách của Nước Trời, tính cấp bách của việc hoàn toàn đặt mình phục vụ công cuộc Phúc Âm hóa », một phản ánh về sự viên mãn của Nước Trơi nơi mà « không còn chuyện dựng vợ gả chồng nữa » (Mt 22,30). Đời sống trinh khiết hay hôn nhân là, và phải là, những cách thức yêu thương khác nhau, bởi vì « con người không thể sống mà không có tình yêu ».

Tý Linh chuyển ngữ

theo Gelsomino Del Guercio, aleteia.org

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Ba 2024
H B T N S B C
« Th2    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31