BỘ GIÁO DỤC CÔNG GIÁO : HUẤN THỊ VỀ GIẢNG DẠY TỪ XA

Written by xbvn on Tháng Tám 1st, 2021. Posted in Huấn thị, Lm Võ Xuân Tiến, Thế Giới, Tý Linh, Văn kiện Giáo Hội

Nhật báo Osservatore Romano đưa tin hôm 1/8/2021 rằng một Huấn thị về việc áp dụng các phương pháp giảng dạy từ xa trong các đại học và phân khoa của Giáo hội đã được công bố hôm 13/5/2021 bởi Bộ Giáo dục Công giáo. Huấn thị này đặc biệt dự kiến mở rộng đối tượng có thể tiếp cận các khóa học.

Văn kiện được ký bởi ĐHY Giuseppe Versaldi, Tổng trưởng Bộ Giáo dục, và Đức Tổng Giám mục thư ký Angelo Vincenzo Zani. Nó sẽ có hiệu lực vào đầu năm học 2021-2022 hay năm học 2022, tùy theo khu vực. Nó được trình bày thành ba phần – phần « Mở đầu », phần « Các cân nhắc tiên quyết » và phần « Các quy tắc » – cũng như một phần « Phụ lục » liệt kê các văn kiện được đòi hỏi để phê duyệt phương pháp giảng dạy từ xa.

Tác động của truyền thông kỹ thuật số đối với giáo dục

Phần đầu tiên phân tích « tác động của kỹ thuật số đối với thế giới đào tạo và giáo dục » từ đâu thập niên 2000.

Đó vừa là một « nhân tố canh tân kỹ thuật » vừa là một « yếu tố có khả năng biến đổi cách sâu xa văn hóa học thuật và viết lại lôgíc của tiến trình giáo dục và học tập, cũng như các mục tiêu đào tạo ».

Trước cả Tông hiến của Đức Thánh Cha Phanxicô « Veritatis gaudium » (VG), Tòa Thánh đã nhấn mạnh « sự quan tâm của mình đối với hình thái này » đối với các trường đại học và phân khoa của Giáo hội, và Bộ « từ nhiều năm này đã từng ban cho một số Viện cao học khoa học tôn giáo khả năng truyền đạt một số môn học « dưới hình thức này », với điều kiện một số nhu cầu cần được thỏa mãn ».

Bộ đã nhận thấy rằng đây không bao giờ là « một tiến trình đơn giản truyền đạt kiến thức và bí quyết công nghệ », nhưng là « đóng góp vào việc đào tạo toàn diện nhân vị trong các chiều kích khác nhau của nó (trí thức, văn hóa, thiêng liêng), bao gồm trong các mối tương quan được sống giữa cộng đoàn và trong mối tương quan chặt chẽ với đội ngũ giảng dạy, đội ngũ hành chánh và phục vụ và các sinh viên khác ».

Từ Tông hiến Veritatis gaudium, các phân khoa của Giáo hội và các trường đại học từ này có khả năng, với điều kiện được phê chuẩn, « soạn thảo các quy định » nghiên cứu vốn dự kiến một phần các môn học có thể được thực hiện « dưới hình thức giảng dạy từ xa ».

Vì thế, Huấn thị mới này, « kết quả của việc tham khảo ý kiến rộng rãi », có mục tiêu « mang lại những đường hướng chủ đạo và những quy định áp dụng » phương pháp này.

Làm rõ thuật ngữ

Phần thứ hai đề cập vấn đề về « sự phát triển của các công nghệ kỹ thông tin, các phương pháp sư phạm gần đây, sự cộng tác mạng », và mang lại  việc « làm rõ thuật ngữ ». Quả thế, văn kiện nhắc cho chúng ta rằng « để có thể đạt được học vị trong một trong ba chu kỳ hay những bằng cấp khác, sinh viên phải thỏa mãn các điều kiện do Quy chế của Phân khoa ấn định, tức là : được đăng ký đều đặn ; đã hoàn thành chương trình nghiên cứu, được xác định bằng những tín chỉ giảng dạy tương đương hay bằng tín chỉ ECTS thích đáng (1) ; đã vượt qua các kỳ thi tương ứng ».

Về chương trình nghiên cứu, Huấn thị nhắc nhớ rằng « việc nghiên cứu trong Giáo hội không thể bị giới hạn vào việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng , kinh nghiệm…nhưng còn phải thủ đắc nhiệm vụ khai triển các công cụ trí thức có khả năng tự thể hiện mình những là những mô hình hành động và suy nghĩ » hữu ích cho việc loan báo Tin Mừng. Nói tóm lại, « công việc khoa học của sinh viên của một phân khoa của Giáo hội không được giảm thiểu thành sự thực hiện đơn giản theo trình tự các nghiên cứu », nhưng đúng hơn cần phải « mở rộng chân trời đào tạo » bằng cách tham dự « vào các hội nghị và hội thảo, tham dự vào các bài tập, nghiên cứu và làm việc cá nhân, chuẩn bị các bài viết, tham gia tích cực vào việc nghiên cứu, hoạt động mục vụ ».

Vì thế, Bộ mời gọi các đại học và phân khoa của Giáo hội càng ngày càng đào sâu « tính thời sự » của Veritatis gaudium và trang bị cho mình « cách thích đáng những công nghệ kỹ thuật mới, bằng cách cũng phát triển các hình thức cộng tác, chia sẻ nghiên cứu và quan tâm đến phẩm chất kỹ thuật và sự phạm ». Bộ cũng khuyến khích « dấn thân nhiều hơn nữa trong việc chuẩn bị cụ thể cho các giảng viên và các giáo viên dạy kèm để sử dụng cách đúng đắn các phương pháp sư phạm và các công cụ sư phạm mới mẻ ». Vì thế, văn kiện chỉ ra « các hình thái sư phạm của chương trình đào tạo », qua việc giảng dạy, đồng hành và lượng giá : một sự giảng dạy « trực diện » hay « trực tiếp », nhờ vào « sự tương tác trực tiếp giữa giảng  viên và sinh viên, và giữa các sinh viên, mà không đòi hỏi sự can thiệp của cấp trên hay các công cụ » ; một hình thái « trực tiếp », trong đó việc giảng dạy, đồng hành và lượng giá « được thực hiện nhờ một nền tảng công nghệ tin học từ xa » ; và sau cùng, một hình thái « hỗn hợp » (Blended Learning) (2).

Giảng dạy từ xa

Về « hình thức giảng dạy từ xa », văn kiện nêu rõ rằng cần phải bảo đảm các cuộc gặp gỡ :

– nhờ các khóa học được diễn ra trong một phòng học với sự hiện diện thể lý của sinh viên (thông thường) :

– qua các bài học trực tuyến nhưng được gọi là « trực diện », để, dù dùng các phương pháp sư phạm và các công cụ sư phạm cụ thể cho việc giảng dạy từ xa, giảng viên vẫn thực hiện hoạt động trong thời gian thực và trực tuyến với sự tham dự của các sinh viên, mà, đến lượt họ, có thể tương tác ; những khóa học ngoại thường, trong đó các sinh viên có thể được triệu tập đến một địa điểm thực tế trong thời gian cụ thể ;

– qua việc giảng dạy cá nhân hay những nhóm nhỏ ;

– qua những cuộc gặp gỡ bổ sung bên cạnh việc học cá nhân và thời gian dành cho việc đọc, hiểu và thực hiện các hoạt động của mỗi môn học.

Vả lại, việc giảng dạy từ xa giả thiết « những mối tương quan học thuật » giữa sinh viên với giảng viên, với giáo viên dạy kèm, với các sinh viên khác và với ban điều hành của các cơ sở đào tạo.

Mở rộng đối tượng và lượng giá

Do đó, văn kiện gợi ý mở rộng đối tượng của việc giảng dạy này : bằng cách sử dụng giảng dạy từ xa, họ « có thể mở rộng việc đào tạo học thuật để đạt tới » mọi thành phần của dân Thiên Chúa « dấn thân trong việc loan báo Tin Mừng » như các tác nhân mục vụ, các thành viên của đời sống chiêm niệm và « các vùng ngoại vi của con người » , mà bao gồm người nghèo, các bệnh nhân, người di dân, người vô gia cư, các nghệ sĩ xiếc, những người không quốc tịch, những người bị giam giữ, những người độc thân và những người sống và làm việc trên biển hay trên đường.

Về phương diện này, Huấn thị giao phó cho Bộ nhiệm vụ « lượng giá và phê chuẩn những yêu cầu của các hệ thống giáo dục » đối với những người thuộc về ba nhóm này, « sau khi đã lắng nghe các văn phòng có thẩm quyền của Hội đồng Giám mục hay của cơ cấu phẩm  trật Đông phương hay của bề trên cấp cao ».

Phần thứ hai của văn kiện cũng yêu cầu bảo đảm việc tiếp cận thư viện và các cơ sở dữ liệu đối với các sinh viện được đào tạo từ xa.

Sau cùng, nó cũng chỉ ra hai tiêu chí lượng giá, tương thích và bổ sung : một sự lượng giá « liên tục » đối với các hoạt động được lên chương trình trong suốt khóa học có thể được thực hiện nhờ vào nền tảng công nghệ tin học từ xa ; và một sự lượng giá « cuối cùng », chứng thực việc thủ đắc các kiến thức và kỹ năng trong mỗi môn học.

Phần thứ ba và phần cuối của văn kiến là « có tính chuẩn mực chặt chẽ » và chứa đựng « những  tiêu chí để nhận vào các chương trình của hệ thống đào tạo », « việc lồng vào trong khuôn khổ thẩm định của Tòa Thánh » và « các văn bằng chính quy và các bằng cấp khác được cấp vào cuối chương trình ». Với « tỷ lệ phần trăm được chấp thuận đối với việc giảng dạy từ xa ».

Tý Linh

(theo Anita Bourdin , ZENIT)

———————–

(1) ECTS là viết tắt của từ European Credit Transfer and Accumulation System – Hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ châu Âu (ctcnd).

(2) Blended Learning phương pháp học tập kết hợp giữa việc học truyền thống trên lớp và việc học trực tuyến (ctcnd).

Education catholique: une Instruction sur l’enseignement à distance

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31