CARITAS QUỐC TẾ, HIỆN DIỆN BÊN CẠNH NGƯỜI NGHÈO VÀ NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TỪ 70 NĂM NAY

Written by xbvn on Tháng Mười 27th, 2021. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Thế Giới, Truyền giáo, Tý Linh

Ngày 12/12/2021, Liên đoàn Caritas Quốc tế sẽ kỷ niệm 70 năm thành lập. Vị tổng thư ký của Liên đoàn, ông Aloysius John, nói với truyền thông Vatican về tầm quan trọng của dịp kỷ niệm này và những thách đố cấp bách nhất đối với  Liên đoàn Caritas trong thời gian đại dịch này.

Đáp ứng cho những nhu cầu nhân đạo nổi lên vào cuối Thế Chiến II và trợ giúp các nạn nhân của cuộc xung đột. Khi Đức Piô XII thành lập nó vào ngày 12/12/1951, thì đó là những mục tiêu đầu tiên của Caritas Quốc tế. Một liên đoàn các tổ chức Caritas quốc gia – từ 13 tổ chức ban đầu đã phát triển lên 162 tổ chức hôm nay – mà, trong suốt 70 năm qua, càng ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động và gia tăng các lĩnh vực can thiệp của mình. Ở trung  tâm, hôm nay cũng như lúc khởi đầu, là chứng tá cụ thể về lòng bác ái để mọi người – nhất là những người dễ bị tổn thương nhất – có thể cảm nghiệm về tình yêu thương xót của Thiên Chúa. Hôm nay, Caritas Quốc tế đã công bố chương trình các sự kiện và những sáng kiến sẽ đánh dấu 70 khai sinh của mình. Đây là cơ hội nói chuyện với tổng thư ký của Liên đoàn về những thách đố đang chờ đợi Caritas trong tương lai, và bắt đầu bằng cuộc khủng hoảng nhân đạo toàn cầu do đại dịch gây nên. Alessandro Gisotti của Vatican News phỏng vấn.

Alessandro Gisotti: Một vài năm sau khi kết thúc Thế Chiến II, Caritas Quốc tế đã khai sinh. 70 năm sau khi được thành lập, đâu là những giá trị cơ bản cho Liên đoàn của ông, hôm nay cũng như vào thời đó?

Aloysius John: Caritas Quốc tế được sinh ra như là « bàn tay chăm sóc và yêu thương » của Giáo hội để phục vụ và thăng tiến nhân vị và cách riêng người nghèo, người bên lề xã hội và người dễ bị tổn thương nhất của xã hội. Trong 70 năm qua, Liên đoàn của chúng tôi đã được hướng dẫn bởi những giá trị nền tảng như bảo vệ nhân phẩm, các quyền cơ bản của con người và công bằng xã hội. Những giá trị này vẫn luôn là nền tảng cho công việc của chúng tôi, vốn đã tiến triển trong những năm qua, bằng cách theo đuổi các dấu chỉ của thời đại và tìm kiếm sự phát triển liên lỉ để phục vụ tốt hơn nhu cầu của tha nhân của chúng ta. Ở trung tâm của sứ mạng của chúng tôi có và sẽ luôn có cuộc gặp gỡ với người nghèo, như đức Giáo hoàng Phanxicô cũng đã nhắc nhở cho chúng tôi vào năm 2019 dịp đại hội nghị vừa qua của chúng tôi. Ngài đã nói với chúng tôi: “Chúng ta không thể sống đức ái mà không có những mối tương quan liên vị với người nghèo, bởi vì khi sống với người nghèo, chúng ta học biết thực hành đức ái với tinh thần nghèo khó, chúng ta học biết rằng đức ái là sự chia sẻ”.

Alessandro Gisotti: Trong 70 năm qua, Caritas Quốc tế đã hiện diện trong tất cả các cuộc khủng hoảng nhân đạo to lớn. Theo ông, đâu là thách đố lớn lao nhất phải đương đầu hôm nay trong một thế giới được ghi dấu bởi những biến đổi nhanh chóng và sâu xa?

Aloysius John: Hoạt động nhân đạo đã tiến triển đáng kể từ 1951 và ngày nay chúng tôi đang đương đầu với những cuộc khủng hoảng phức tạp và lâu dài, bất kể nguồn gốc tự nhiên hay nhân loại của chúng là gì. Những chia rẽ chính trị, những cuộc chiến tranh, những xung đột tôn giáo xen lẫn với những hệ quả của biến đổi khí hậu, điều này dẫn đến việc gia tăng đáng kể số lượng người tỵ nạn và người di cư trong nước. Chúng tôi cũng đương đầu với những bất bình đẳng nghiêm trọng và sự xuất hiện của những hình thức mới về đói nghèo và tổn thương. Khi chúng tôi tiếp tục phục vụ và đồng hành với những người bị đẩy vào những nỗi đau khổ này, chúng tôi tìm cách đón nhận thách đố khơi dậy trong xã hội hiện đại một tình cảm liên đới đối với họ. Mặt khác, thách đố cấp bách nhất, khi đối diện với nỗi đau khổ rất lớn của con người, là huy động các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện sứ mạng của chúng tôi.

Alessandro Gisotti: Covid-19 cũng đã gây thiệt hại cho các hoạt động bác ái và nhân đạo. Làm thế nào Caritas Quốc tế đã đối đầu với cuộc khủng hoảng và làm thế nào nó chuẩn bị cho giai đoạn hậu đại dịch ?

Aloysius John: Liên đoàn của chúng tôi đã đương đầu với một cuộc khủng hoảng chưa từng có mà đã chứng kiến hầu như tất cả các Caritas trên thế giới dấn thân trong cuộc đấu tranh chống đại dịch. Một dấu hiệu nâng đỡ và hy vọng cụ thể đến từ Đức Thánh Cha, khi ngài muốn bao gồm Caritas Quốc tế vào Ủy ban Covid-19 của Vatican. Theo yêu cầu của Đức Giáo hoàng, và trong sự hợp tác với  Bộ thăng tiến sự phát triển con người toàn diện, chúng tôi đã tạo ra một ngân quỹ để nâng đỡ 40 dự án Caritas. Cử chỉ liên đới này đã thúc đẩy các tác nhân địa phương khác tham gia vào Caritas để mang lại sự hỗ trợ của họ. Chẳng hạn, ở Bangladesh, các chủ nhà hàng Hồi giáo đã hỗ trợ tổ chức Caritas địa phương bằng cách tặng thực phẩm cho người tỵ nạn.  Câu trả lời tức khắc cho sự cấp bách lập tức được đi kèm với một suy tư về tương lai. Được khuyến khích bởi lời mời gọi của Đức Giáo hoàng Phanxicô “suy nghĩ về một tương lại mới” hậu đại dịch, chúng ta đã tạo ra một nhóm suy tư và chúng tôi suy nghĩ đến cách thức mà hoạt động của Caritas sẽ bị tác động bởi thực tại mới mẻ này.

Alessandro Gisotti: Giáo hội toàn cầu dấn thân vào tiến trình hiệp hành được Đức Giáo hoàng Phanxicô mong muốn và khởi xướng. Đâu là đóng góp mà một thực tại toàn cầu của Giáo hội như Caritas Quốc tế có thể mang lại cho tính hiệp hành?

Aloysius John: Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh rằng tiến trình hiệp hành, vốn bao hàm toàn thể Giáo hội, có điểm đầu tiên là lắng nghe. Khả năng hình dung một tương lai mới cho Giáo hội do đó  phần lớn tùy thuộc vào việc khởi động tiến trình lắng nghe, đối thoại và phân định cộng đoàn. Về điều này, Caritas Quốc tế có thể đóng góp vào suy tư trong các cộng đoàn Kitô hữu cơ bản và trong các giáo xứ, bằng cách  trước hết thúc đẩy việc đối thoại và tình liên đới với những người dễ bị tổn thương nhất nơi họ.

Alessandro Gisotti: Một kỷ niệm, đó là cơ hội điểm lại tình hình nhưng cũng là dịp khởi động lại. Caritas Quốc tế sẽ tập trung vào điều gì trong những năm tới? Có một chiến dịch cụ thể nào mà các bạn đưa ra để đánh dấu dịp kỷ niệm này không?

Aloysius John: Đại dịch này đã cho chúng ta thấy rằng nếu chúng ta không quan tâm đến nhân loại và công trình tạo dựng, thì tất cả chúng ta sẽ càng ngày càng trở nên dễ bị tổn thương. Ngày nay, hơn bao giờ hết, thế giới cần một sự hoán cải tận căn của các tâm hồn và tâm trí và một sự hòa giải với công trình tạo dựng. Trong khuôn  khổ hoạt động bác ái của chúng tôi, chúng tôi dấn thân cách đặc biệt để cổ võ một nền văn minh tình thương và quan tâm đến nhân loại và ngôi nhà chung của chúng ta. Chiến dịch toàn cầu sắp tới của chúng tôi sẽ dựa vào những điểm này, mà chúng tôi sẽ khởi động thực sự vào dịp kỷ niệm này, và sẽ mở rộng cho đến năm 2024.

————–

Tý Linh chuyển ngữ

(nguồn : Vatican News)

Tags: , , , , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30