PHẬT GIÁO MÔNG CỔ, MŨI NHỌN CỦA ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
Chiếm đa số ở đất nước của Thành Cát Tư Hãn, các Phật tử đã thiết lập mối quan hệ hài hòa từ những năm 1990 với những nhà truyền giáo Công giáo đầu tiên đến nước này. Một tình bạn đã được khẳng định vào Chúa Nhật 3/9/2023 trong cuộc gặp gỡ liên tôn xung quanh Đức Thánh Cha Phanxicô, gần Ulan Bator.
« THÁNH LỄ TRÊN THẾ GIỚI », CON ĐƯỜNG XÍCH LẠI VỚI TRUNG QUỐC ?
Từ Mông Cổ, Đức Thánh Cha Phanxicô gợi lên “Thánh lễ trên thế giới” của linh mục Dòng Tên Teilhard de Chardin. Đối với nhà văn Xavier Patier, sự tham chiếu này được so sánh với mong muốn của Đức Giáo hoàng trong việc tìm ra con đường xích lại gần với Trung Quốc.
ĐỨC PHANXICÔ CẢNH GIÁC ĐẦU ÓC Ý THỨC HỆ VÀ CHÍNH TRỊ TRONG GIÁO HỘI HIỆP HÀNH
Trên chuyến bay từ Mông Cổ trở về Rôma ngày 4/9/2023, Đức Thánh Cha đã trả lời cho một số câu hỏi của các phóng viên về Thượng hội đồng về tính hiệp hành. Và cả ở đây nữa, Đức Thánh Cha cảnh giác không được đưa ý thức hệ hay chính trị vào Thượng hội đồng. Dưới đây là các câu hỏi của các phóng viên và câu trả lời của Đức Thánh Cha:
ĐỨC PHANXICÔ: TÔI KHÔNG NÓI VỀ CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC, TÔI ĐANG NÓI VỀ VĂN HÓA
Trên chuyến bay từ Mông Cổ trở về Rôma ngày 4/9/2023, trả lời cho câu hỏi của phóng viên hãng thông tấn ANSA liên quan đến phát biểu của Đức Thánh Cha với giới trẻ Công giáo Nga mà một số người cho rằng ngài tôn vinh chủ nghĩa đế quốc và tán thành các chính sách của tổng thống Putin, Đức Thánh Cha đã làm sáng tỏ vấn đề này và qua đó cảnh giác các ý thức hệ trên thế giới và cả trong Giáo hội. Dưới đây là câu hỏi của phóng viên Gasparroni và câu trả lời của Đức Thánh Cha :
ĐỨC PHANXICÔ : NẾU TÔI KHÔNG ĐẾN VIỆT NAM, THÌ ĐỨC GIOAN 24 CHẮC CHẮN SẼ ĐẾN
Trên chuyến bay trở về Rôma từ Mông Cổ ngày 4/9/2023, trả lời cho câu hỏi của nhà báo của tạp chí Ameriaca Magazine liên quan đến việc Đức Thánh Cha có tông du đến Việt Nam hay không, Đức Thánh Cha cho biết : « Về chuyến tông du Việt Nam, nếu tôi không đến đó, thì Đức Gioan XXIV chắc chắn sẽ đến đó. Chắc chắn là ngài ấy sẽ đi, vì đó là đất nước xứng đáng để đến đó, một đất nước có được cảm tình của tôi. »
Ở MÔNG CỔ, ĐỨC PHANXICÔ ĐÃ GẶP GIÁO HỘI LÝ TƯỞNG CỦA MÌNH
Trong chuyến tông du Mông Cổ, từ ngày 1- 4/9/2023, Đức Phanxicô không ngừng khích lệ cộng đồng Công giáo nhỏ bé của đất nước – chưa đến 1.400 tín hữu trên 3,3 triệu dân.
ĐỨC PHANXICÔ KHÁNH THÀNH “NHÀ LÒNG THƯƠNG XÓT” Ở MÔNG CỔ, NHẤN MẠNH SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU VỊ THA
Đức Phanxicô khánh thành “Nhà Lòng Thương Xót” ở Oulan Bator và phát biểu trước các thành viên của các tổ chức bác ái, ca ngợi cam kết kiên định của họ trong việc giúp đỡ những người gặp khó khăn.
LỜI CHÀO CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỐI VỚI « DÂN TỘC TRUNG QUỐC CAO QUÝ »
Vào cuối Thánh lễ được cử hành chiều Chúa Nhật 3/9/2023 tại Oulan Bator, Đức Phanxicô đã chào Đức Giám mục Hồng Kông và vị tiền nhiệm của ngài đang có mặt ở Mông Cổ và gửi một thông điệp tới người Trung Quốc, kêu gọi người Công giáo trong nước “trở thành những Kitô hữu tốt và những công dân tốt”.
THÁNH LỄ Ở OULAN BATOR : CHÚA KHÔNG ĐỂ CHO CHÚNG TA THIẾU NƯỚC CỦA LỜI NGÀI
Đức Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ vào chiều Chúa Nhật 3/9/2023 tại Steppe Arena ở Oulan Bator trước gần hai nghìn tín hữu. Đây là thời điểm gặp gỡ tuyệt vời giữa cộng đồng Công giáo nhỏ bé Mông Cổ và Đức Thánh Cha và là cơ hội để ngài củng cố cộng đồng này.
Ở MÔNG CỔ, ĐỨC PHANXICÔ THÚC ĐẨY SỰ HÒA HỢP VÀ TỰ DO TÔN GIÁO
Lấy cảm hứng từ di sản khôn ngoan qua nhiều thiên niên kỷ của các truyền thống tôn giáo Mông Cổ, Đức Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi bảo vệ sự siêu việt trong một thế giới quá tập trung vào các thực tại trần thế và bảo vệ sự hòa hợp với người khác. Ngài đã gặp các nhà lãnh đạo tôn giáo của đất nước tại Nhà hát Hun ở Oulan Bator vào Chúa nhật 3/9/2023.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI CÁC GIÁO SĨ, TU SĨ VÀ NHÂN VIÊN MỤC VỤ MÔNG CỔ : HÃY TIÊU HAO ĐỜI MÌNH CHO TIN MỪNG
Giữa các bức tường của Nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô và Phaolô ở Ulan Bator, thứ Bảy 2/9/2023, Đức Phanxicô đã đề cập đến ý nghĩa của đời sống truyền giáo, được thực hiện bằng cách vun trồng sự hiệp thông. Ngài mời gọi các giám mục, linh mục, những người thánh hiến và các nhân viên mục vụ hãy gần gũi với người dân Mông Cổ bằng việc tiêu hao đời mình cho Tin Mừng.
ĐỨC PHANXICÔ VINH DANH SỰ KHÔN NGOAN CỦA MÔNG CỔ
Nhân bài phát biểu đầu tiên trước thế giới chính trị và xã hội dân sự, sáng 2/9/2023 Đức Phanxicô đã ca ngợi Mông Cổ là một quốc gia biết cách kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, sự đóng góp của mình cho hòa bình trên thế giới và ca ngợi sự đóng góp quan trọng của các truyền thống tôn giáo khác nhau cho xã hội Mông Cổ.
ĐỨC PHANXICÔ CHÀO CÁC NHÀ BÁO TRÊN CHUYẾN BAY ĐẾN MÔNG CỔ NGÀY 31/8/2023
Matteo Bruni:
Chào mọi người buổi sáng; con xin chào Đức Thánh Cha buổi sáng. Có khoảng bảy mươi nhà báo trong dịp này, sẵn sàng đồng hành cùng Đức Thánh Cha.
« LINH ĐẠO ĐÓNG VAI TRÒ CHẤT ĐỐT TRONG HOẠT ĐỘNG SINH THÁI »
Từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9, tại Đại học Công giáo Lyon (UCLy) đã diễn ra hội thảo chuyên đề “Linh đạo sinh thái: một thách đố đối với đạo đức Kitô giáo”, do Dự án Jean-Bastaire và đơn vị nghiên cứu Confluence tổ chức. Fabien Revol, nhà thần học và triết học, chuyên gia về thần học về công trình Sáng tạo, tại UCLy, nhấn mạnh sự phong phú của tính đa dạng của các nền linh đạo bắt nguồn từ sinh thái học.
CHƯƠNG TRÌNH TÔNG DU MÔNG CỔ CỦA ĐỨC PHANXICÔ
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm Mông Cổ từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9 năm 2023. Trong chương trình của chuyến tông du này được Phòng Báo chí Tòa Thánh công bố vào Thứ Năm ngày 6 tháng 7, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ chính quyền của quốc gia Trung Á này, xã hội dân sự, cũng như toàn bộ hàng giáo sĩ. Nhân dịp này Nhà Thương Xót sẽ được khánh thành.
MÔNG CỔ, GIỮA TÍN NGƯỠNG TỔ TIÊN VÀ MẢNH ĐẤT TRUYỀN GIÁO CÔNG GIÁO
Giống như những con đường tơ lụa xuyên suốt đất nước, Mông Cổ cũng là nơi giao thoa của các tôn giáo và tín ngưỡng vốn đã hình thành nên bản sắc đất nước qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, chỉ là một thiểu số nhỏ bé, người Công giáo vẫn sống hòa hợp với phần còn lại của xã hội. Cận cảnh khung cảnh tôn giáo mà Đức Phanxicô đến gặp.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ NHÂN NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẢO VỆ CÔNG TRÌNH TẠO DỰNG 2023
Trong sứ điệp này, Đức Phanxicô mời gọi « hãy chung tay và thực hiện những bước đi can đảm » bảo vệ ngôi nhà chung « để công lý và hòa bình chảy tràn khắp Trái đất ». Và để « phục hồi ngôi nhà chung của chúng ta để nó tràn đầy sức sống trở lại », « chúng ta phải quyết định thay đổi trái tim của chúng ta, lối sống của chúng ta và các chính sách công đang chi phối xã hội của chúng ta ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 19. CẦU NGUYỆN VÀ PHỤC VỤ TRONG NIỀM VUI : KATERI TEKAKWITHA, VỊ THÁNH BẢN ĐỊA ĐẦU TIÊN CỦA BẮC MỸ
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúng ta tiếp tục bài giáo lý về lòng nhiệt thành và niềm say mê tông đồ qua hình ảnh thánh Kateri Tekawitha, vị thánh bản địa đầu tiên ở Bắc Mỹ vào thế kỷ 17.
ĐỨC PHANXICÔ : HÃY NÂNG ĐỠ NHỮNG NGƯỜI RƠI VÀO VÒNG NÔ LỆ MA TÚY
Trong một thông điệp gửi tới những người tham gia Đại hội Quốc tế các nhà Độc chất Pháp y lần thứ 60, hiện đang diễn ra tại Rôma, Đức Phanxicô bày tỏ mối quan ngại của mình trước sự gia tăng tiêu thụ ma túy trong thiếu niên và giới trẻ. Ngài viết: chúng ta không thể thờ ơ, vì đằng sau cơn nghiện ẩn giấu những trải nghiệm cụ thể, những câu chuyện về sự cô đơn, bất bình đẳng, loại trừ, thiếu hội nhập.
ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, « HỌC THUYẾT CỦA GIÁO HỘI KHÔNG PHẢI LÀ NGUYÊN KHỐI »
Trong cuộc trao đổi với các tu sĩ Dòng Tên, mà bản ghi chép được công bố hôm thứ Hai, ngày 28 tháng 8 trên tạp chí Civiltà Cattolica, Đức Phanxicô đã đưa ra các tiêu chí mà theo đó học thuyết có thể tiến triển.