CHA JEAN-JACQUES OLIER VÀ VIỆC PHÂN ĐỊNH ƠN GỌI CỦA MÌNH

Written by xbvn on Tháng Tám 27th, 2022. Posted in Hội Linh Mục Xuân Bích - St Sulpice, J.J.Olier, Lm Võ Xuân Tiến, Tý Linh, Xuân Bích Thế Giới, Xuân Bích Việt Nam

Dưới đây là các “nốt” ghi chép lại bài tham luận của cha Bernard Pitaud, bề trên giám tỉnh Xuân Bích Pháp, trong buổi hội thảo về cha Olier ở Học viện Công giáo Paris vào tháng 11 năm 2008. Bài tham luận có tựa đề: “Cha Jean-Jacques Olier và việc phân định ơn gọi của mình”. Các “nốt” ghi chép này được đăng trong tập san tin tức của Hội Xuân Bích, tỉnh Pháp, số Xuân-Hè 2009, trang 4-6.

CHA JEAN-JACQUES OLIER VÀ VIỆC PHÂN ĐỊNH ƠN GỌI CỦA MÌNH

Trong các bài viết của mình, cha Jean-Jacques Olier đã đưa ra một tiểu danh sách các tiêu chí ơn gọi hay những dấu chỉ của ơn gọi giáo sĩ. Chẳng hạn như xa rời các tật xấu, thực hành các nhân đức, yêu thích đời sống cầu nguyện, hướng chiều về những sự thánh thiện, tinh thần thờ phượng…

Nhưng làm thế nào cha Olier đã áp dụng những tiêu chí này cho ơn gọi của mình? Về điều này, cần phải đọc lại các Hồi Ký. Trong phần ba sau cùng của cuốn thứ ba, cha Olier tuyên bố, khi ngài nhận chức cha sở của giáo xứ Saint-Sulpice: “Đó chính là ngày mà tôi bắt đầu bước vào ơn gọi của mình”. Như thế, chính vào lúc mà ngài trở thành cha sở, mà ngài nối kết lại với ơn gọi của mình cách trọn vẹn bằng việc nhận ra chính mình.

Ở phần cuối của cuốn thứ ba, nói về công việc ở chủng viện của mình: “ Dường như Chúa đã muốn để cho tôi làm việc…cho những gì là ơn gọi của tôi…Tôi ghi khắc cái nội tâm của con người của Chúa Kitô nơi các tâm hồn của các chủng sinh…”

Cha sở của giáo xứ Saint Sulpice và nhà đào tạo các linh mục, đó là cách thức mà ch Olier đã quan niệm ơn gọi của mình.

  1. Một quan niệm năng động về ơn gọi

Ơn gọi không phải là cái gì mà cha Olier đã sở hữu trước và ngài cần phải vận dụng theo một kết hoạch được xác định. Sau nhiều năm, cha Olier đã hiểu rằng chính vào ngày nhận nhận xứ với tư cách là cha sở mà ngài đã thực hiện ơn gọi của mình. Chín năm đầu tiên của ngài trong thừa tác vụ bởi thế đã là như một “bước mò mẫm”. Ngài đã thực hiện một con đường rất phức tạp, với nhiều do dự, mà ngài đã không luôn thấy rõ lắm.

Chính nhờ những ân sủng mà ngài là đối tượng trong công việc đào tạo các linh mục tương lai của mình mà ngài có thể phân định được những gì xuất hiện dần dần như là ơn gọi của mình. Ngài nói rằng ngài ghi khắc cái nội tâm của con người của Chúa Kitô nơi các tâm hồn của các chủng sinh. Từ lúc mà chính ngài ý thức về điều đó, điều đó có nghĩa rằng ngài biết mình được biến đổi thường xuyên bởi Chúa Kitô.

Từ khi ngài hoán cải cho đến năm 1642, ngài đã trải qua 12 năm nghiên cứu tìm tòi: không có gì được sở hữu hay được biết trước, vì cha Olier đã từ bỏ sự nghiệp giáo sĩ mà cha mẹ ngài đã gán cho ngài. Không có gì có thể dự kiến trước. “Chúa chúng ta yêu cầu điều này rồi đến điều kia”. Cha Olier đã thử đáp trả, bằng việc khám phá những dấu chỉ của Chúa Thánh Thần. Bởi thế, ngài đã biết đọc trong cuốn sách của lịch sử của mình và của lịch sử của những người khác.

  1. Những yếu tố quan trọng giúp cha Olier phân định ơn gọi của mình

Người ta ngạc nhiên bởi sự chú ý của cha Olier đối với đời sống của những người khác và bởi cái nhìn ngài có về họ: nói về cha Vincent de Paul và cha Charles de Condren, ngài nói rằng đối với ngài họ là “Gioan Tẩy Giả” và “Chúa của chúng ta”. Cha Condren là người đã mở cha Olier ra với công việc của Chúa Thánh Thần. Cha Olier đã tham vấn nhiều: những người sống xung quanh ngài, những bạn bè của ngài, bà Marie Rousseau, vị hướng dẫn của ngài, cha Bataille…Ngài đã thán phục phẩm chất thiêng liêng của cuộc sống của họ. ngài ý thức rằng trách vụ cha sở mà ngài gánh vác chẳng có liên hệ gì với một ước muốn hoàn thành chính mình. “Thiên Chúa đã muốn thực hiện những điều lớn lao trong Giáo Hội của Ngài qua chúng ta”.

Ơn gọi của cha Olier được nối kết với toàn thể Giáo Hội, “vì thiện ích và canh tân Giáo Hội…” Tìm thấy ơn gọi của mình, đó là tìm thấy cách thức đặc thù phục vụ Giáo Hội. Chiều sâu của sự dấn thân của ngài đối với Thiên Chúa được thực hiện trong Giáo Hội.

Cha Olier biết rằng thời hạn thử thách mà ngài đã trải qua ở nơi sự hoàn thành ơn gọi của ngài trong Giáo Hội.

Khi lãnh nhận các ân sủng, cha Olier đã không biết điều đó sẽ dẫn ngài về đâu, ngài sẽ có thể làm việc ở nơi nào cho vinh quang lớn lao nhất của Thiên Chúa, trong việc tìm kiếm thanh tẩy ước muốn. Ngài chiến đấu chống lại sự kiêu căng của ngài mà ngài gọi là “sự bận tâm chính mình đáng ghét”. Chính sự hóa mình ra không mà ngài đã cần đến. Việc đoạn tuyệt với môi trường của mình mà thôi thì không đủ cho ngài, nhưng ngài còn cần phải thủ đắc một sự tự do nội tâm đích thực. Ngài đi từ cái bên ngoài đến cái bên trong, từ bỏ chính mình thường xuyên.

Chỉ vào năm 1641 mà ngài thực sự được giải thoát khỏi cái nhìn mà người khác có về ngài. Giáo xứ Saint Sulpice tìm một cha sở mới. Cha Olier biết rằng ngài có khả năng làm tròn trách vụ này. Nhưng trong trật tự xã hội của thời ngài, sự chọn lựa này là đáng khinh bỉ: gia đình của ngài đã cho ngài biết điều đó. Ngài lãnh nhận trách vụ cha sở của một giáo xứ ngoại ô này, trách vụ đáng khi bỉ đối với môi trường của ngài. Thế nhưng ngài muốn cho thấy vinh quang của Chúa Kitô: “ sự hèn hạ của điều kiện mà tôi bước vào” là một sự hóa mình ra không cần thiết để làm nổi bật vinh quang lớn lao nhất của Thiên Chúa.

Một cám dỗ cuối cùng và việc tìm kiếm ơn gọi của ngài: cha Olier, phải chăng ngài không phải trở thành giám mục sao? Trong vòng một năm, ngài đã được xin làm giám mục của giáo phận Langres. Vị linh hướng của ngài cho rằng ngài không sẵn sàng. Trước tiên, cha Olier nghĩ rằng điều đó sẽ được thực hiện về sau. Nhưng nhiều lần ngài lắng nghe Chúa Thánh Thần cảnh giác ngài. Ngài đã nghe được lời này: “ Ta muốn cho con nhiều tình yêu như là tòa giám mục”. Vào năm 1639, ngài từ chối làm giám mục ở Chalons, vì vâng lời và vì xác tín cá nhân. Về sau, ngài nói rằng chức cha xứ ở giáo xứ Saint Sulpice chính là chức giám mục mà ngài nhận thấy được kêu gọi.

Có thể gút lại một vài nét chủ yếu của việc phân định này:

+ Đối với cha Olier, Giáo Hội chính là Giáo Hội phẩm trật cũng như là Giáo Hội huyền nhiệm. Ơn gọi của ngài, đó là làm việc vì vẻ đẹp của Giáo Hội và có ưu tư cho vinh quang của Thiên Chúa. Cha Olier nhấn mạnh rằng việc tìm kiếm ơn gọi phải được đồng hành bởi một công việc khó khăn và lâu dài về chính mình, bởi một sự hóa mình ra không. Dưới ảnh hưởng của Cha Condren, cha Olier đã học biết sống dưới tác động của Chúa Thánh Thần.

+ Ơn gọi, đó là một nội tâm tính mà không ngừng đương đầu với các biến cố. Chẳng hạn: những gì mà ngài đã nhận thấy về tầm quan trọng của sự thánh thiện của các linh mục, ước muốn của ngài vào một thời điểm nào đó trở thành tu sĩ dòng Chartreux, các giai đoạn của ơn gọi của ngài, nhiều cuộc gặp gỡ của ngài, những đề nghị chức giám mục dành cho ngài, cuộc khủng hoảng quyết định của ngài từ năm 1639 đến 1641…Chúa Thánh Thần giải thích và khơi lên những ước muốn mà dần dần thêu dệt cái nền của cuộc sống của ngài. Trong sự cộng tác với Thánh Thần, cha Olier thấy được định hình dần dần một lịch sử, cho dầu lịch sử này còn bao gồm nhiều điểm không được làm rõ.

+ Việc đọc lại đời sống của ngài được thực hiện dưới ánh sáng của Kinh Thánh. Cha Olier nói rằng nhiều lần ngài đã lãnh nhận được ân sủng “hiểu Kinh Thánh”.

+ Ơn gọi được thực hiện trong suốt cuộc sống: đó chính là cuộc sống, được sống trong hình thức đáp trả lại ý muốn của Thiên Chúa và đi cho đến cùng của nó.

Bernard Pitaud

Tý Linh chuyển ngữ

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31