CHIẾN TRANH Ở UCRAINA : TẠI SAO CẦU NGUYỆN CHO HÒA BÌNH ?

Written by xbvn on Tháng Ba 2nd, 2022. Posted in Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Đối diện với cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ucraina, Đức Phanxicô đã mời gọi một ngày cầu nguyện và ăn chay vào ngày 2/3/2022, nhằm Thứ Tư Lễ Tro. Nhưng nhằm mục đích gì ? Lời cầu nguyện thực sự có thể làm im tiếng súng ?

Có một « nỗ lực cầu nguyện vụng về cho dân tộc Ucraina đang bị tấn công », bài được viết bởi cha Christian Delorme, tác giả lịch sử của cuộc đối thoại Hồi giáo-Kitô giáo, và được gởi qua email cho những người quen của mình trong những ngày gần đây. Hay bản viết lại hiện đại này về thánh vịnh 55 có tựa đề « Tìm kiếm hòa bình », được một cán bộ doanh nghiệp đã nghỉ hưu ở Ardèche, ông Michel de Truchis, đăng trên blog của ông hôm 28/1/2022. Các tín hữu vô danh và các nhà hữu trách tôn giáo trên thế giới từ một tuần qua đã đưa ra một lời kêu gọi cầu nguyện đầy hoang mang : lời cầu nguyện của những người không biết phải làm gì khác để thấy hòa bình được vãn hồi ở Ucraina.

Vẫn chưa có vũ khí nào chia cắt bầu trời Kiev khi Đức Phanxicô thông báo, từ ngày 23/2, tổ chức một « ngày cầu nguyện và ăn chay » vì hòa bình ở Ucraina vào ngày 2/3. Do đó, ngày Lễ Tro, đánh dấu khởi đầu Mùa Chay, sẽ là cơ hội cho những ai đáp lại lời kêu gọi của ngài là « gần gũi những nỗi đau khổ của dân tộc Ucraina », « cảm thấy tất cả đều là anh em » và « cầu xin Thiên Chúa chấm dứt chiến tranh ».

Nhưng tại sao lại cầu xin Chúa như vậy ? Không phải chính Ngài đã khao khát hòa bình rồi sao ? Cha Pierre de Martin de Viviès, một chuyên viên Thánh Kinh, trả lời : « Chắc chắn, đúng vậy, nhưng hòa bình trước hết là vấn đề của con người, vì có nhiều người không muốn nó. Cầu nguyện cho hòa bình, đó là đi vào đối thoại với Thiên Chúa, và chia sẻ ước muốn của Ngài được thấy hòa bình xảy đến ». Theo cha, điều đó có thể là để cầu nguyện cho các nạn nhân (« để bạo lực không lấn át được sự bình an nội tâm của họ »), nhưng còn cho các đao phủ (« để họ ý thức về nỗi đau khổ được tạo ra »).

Nhìn xa hơn « tính hữu hiệu » của lời cầu nguyện

Cầu nguyện cho ông Putin ? Mục sư Pierre Blanzat thậm chí coi đó là một “hành vi phản kháng khi đối diện với sự mất nhân tính” mà mọi cuộc xung đột vũ trang gây ra. Vị Mục sư của Giáo hội Tin Lành hiệp nhất của Pháp này nói tiếp: “Tiếp tục nhìn thấy nơi địch thủ của mình một con người (có khả năng cảm xúc, suy nghĩ và thay đổi), đó là khước từ không để mình bị lôi kéo vào sự mù quáng của bạo lực. Chính cũng vì thế mà Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho những kẻ hành hình Ngài trên thập giá”. Cùng với tám vị hữu trách tôn giáo khác ở Lyon, ông đã ký một tuyên ngôn chung về Ucraina, vào ngày 25/2/2022.

Đó thực sự là một trong những hiệu quả của lời cầu nguyện cho hòa bình: đưa các tín hữu của các tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau đến cầu nguyện cùng nhau, từ New York đến Moscou ngang qua Rôma và Kharkiv. “Điều đó đóng góp vào việc hiệp nhất các Giáo hội của chúng ta”, Michel Roy, tổng thư ký của ủy ban Công lý và Hòa bình Pháp, nhận định. Một ám chỉ đến những chia rẽ giữa các Giáo hội Công giáo và Chính Thống giáo, và ngay cả trong Giáo hội Chính Thống giáo – mà trong trường hợp này là giữa các Tòa thượng phụ giáo chủ của Moscou và Constantinople.

Hành động và cầu nguyện, được liên kết cách sâu xa

Vì vượt lên trên “tính hữu hiệu” của lời cầu nguyện –điều mà chúng ta khó đánh giá từ góc độ con người -, còn phải đánh giá những tác động cụ thể của nó. Trước tiên trên chính người cầu nguyện, hay trên cộng đoàn cầu nguyện. Như thế, cầu nguyện cho hòa bình trở nên một “con đường hoán cải, không chỉ cá nhân nhưng còn tập thể”, theo như lời nói của mục sư Blanzat. “Sẽ là một khởi đầu tốt nếu lời cầu nguyện khơi dậy nơi chúng ta lòng khát khao công lý, sự trắc ẩn và tình yêu đối với người khác. Nó cũng là một nguồn khích lệ cho những ai đang ở tiền tuyến mà sức lực hay niềm hy vọng đang cạn dần”.

Dĩ nhiên, lời cầu nguyện có thể đi kèm với những cử chỉ khác, như việc ăn chay hay những hoạt động từ thiện khác. Catherine Billet, nguyên đại biểu của Pax Christi, tin rằng trong mọi trường hợp không có lý do gì để tách cầu nguyện ra khỏi hành động. “Đối với một Kitô hữu, hành động phải tìm thấy nguồn mạch của nó nơi việc cầu nguyện. Nếu không, đó sẽ là một sai lầm, cho dù ý hướng là tốt lành”. Phong trào mà cô hiện là một thành viên, ra đời vào năm 1945 theo sáng kiến của các Kitô hữu Pháp và Đức, trong những ngày này đang tổ chức các nhóm và kênh cầu nguyện khác nhau cho Ucraina, từ 50 nước mà nó được thành lập.

Tý Linh

(theo nhật báo La Croix)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30