ĐHY TISSERANT ĐƯỢC TUYÊN BỐ « CÔNG CHÍNH GIỮA CÁC DÂN TỘC »

Written by xbvn on Tháng Mười 22nd, 2021. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Danh hiệu này, được trao bởi đài tưởng niệm Yad Vashem ở Giêrusalem, công nhận những người nam và người nữ đã liều mạng sống mình để cứu người Do Thái trong Thế Chiến thứ hai. Ba người Pháp được vinh danh hôm 21/10/2021 : nhà ngoại François de Vial, Giám đốc Chủng viện Saint-Louis-des-Français ở Rôma, Đức Ông André Bouquin, và ĐHY Eugène Tisserant, khuôn mặt lớn ở Giáo triều Rôma. Thông tin được tuần báo Le Point tiết lộ.

ĐHY E. Tisserant

Chính trong chuyên mục, được đăng vào năm 1998 trong nhật báo Libération mà Miron Lerner cho biết đã được cứu thoát bởi Đức Hồng y Tisserant và Đức Ông André Bouquin. Mọi sự diễn ra vào năm 1944-1945. Khi đó 17 tuổi, mồ côi, và bị tách khỏi chị gái bị trục xuất đến trại Auschwitz, Lerner trở về Rôma, một mình và nghèo túng. Ông tìm cách gặp thư ký của Thánh Bộ các Giáo hội đông phương, người ngay lập tức giúp đỡ ông. ĐHY Tisserant trước tiên tìm cách giấu ông ở Vatican, trước khi giao phó ông cho Đức Ông Bouquin. Lerner làm chứng rằng « những gì tôi có thể khẳng định với các bạn, đó là đã có rất nhiều người Do Thái được che giấu trong các tu viện ở Rôma, cũng như ở Chủng viện Saint-Louis-des-Français, bởi ĐHY Tisserant ».

Xuất thân từ một gia đình tư sản ở Lorraine, sành các cổ ngữ – mà ngài nói lưu loát được một số – và là nhà chú giải Thánh Kinh, ĐHY Tisserant đã được gọi về Rôma vào năm 1930 bởi Đức Piô XI, người đã giao phó cho ĐHY tổ chức Thư viện Vatican. Được phong Hồng y vào năm 1936, ĐHY sau đó được giao lãnh đạo Bộ các Giáo hội đông phương cho đến năm 1959. Sau đó, ngài sẽ hoàn thành các chức năng nổi bật khác. Ngài qua đời năm 1972, và thánh lễ an táng của ngài do Đức Phaolô VI cử hành.

Phòng lưu danh, đài tưởng niệm Yad Vashem

Cho đến này, khoảng 28000 người từ 50 quốc gia đã nhận được danh hiệu « Công chính giữa các dân tộc ». Ba Lan (hơn 7000 người), Hà Lan (gần 6000) và Pháp (hơn 4000) là ba nước có công dân giành được nhiều huy chương nhất. Ngoài ra, khoảng 40 tu sĩ Công giáo đã nhận được danh hiệu này.

Để nhận được phần thưởng này, ba « sự kiện có sức thuyết phục » phải được công nhận : sự kiện đã mang lại sự giúp đỡ « trong những hoàn cảnh mà người Do Thái đã bất lực và bị đe dọa chết hay trục xuất đến các trại tập trung » ; sự kiện đã ý thức rằng khi mang lại sự trợ giúp này, « người cứu nạn đã mạo hiểm tính mạng của mình, sự an toàn của mình hay sự tự do cá nhân của mình » ; và, sau cùng, sự kiện « đã không tìm kiếm bất kỳ phần thưởng hay đền bù vật chất nào để mang lại sự giúp đỡ ».

Tý Linh

(theo Vatican News Aleteia)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30