DIỄN ĐÀN THẾ GIỚI TRIỀU TIÊN VỀ HÒA BÌNH VÀ GIÁO HUẤN CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG VỀ HÒA BÌNH

Written by xbvn on Tháng Chín 1st, 2021. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Thế Giới, Tý Linh, Văn kiện Giáo Hội

ĐHY Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, mời gọi người Triều Tiên nhìn hòa bình theo cách « tích cực », trong một sứ điệp video gởi cho « Diễn đàn thế giới Triều Tiên về hòa bình » (31/8-2/9/2021), được tổ chức mỗi năm bởi Bộ Thống nhất của nước Cộng hòa Triều Tiên, để thảo luận về hòa bình và thống nhất bán đảo, Radio Vatican cho biết. Triều Tiên : « Không có hòa bình nếu không có đối thoại và tha thứ », ĐHY Parolin tuyên bố.

Diễn đàn quốc tế trực tuyến này tập hợp các chuyên viên, các nhà nghiên cứu và các quan chức của các chính phủ hơn hai mươi nước. Chủ đề của sự kiện năm nay là « Một cái nhìn mới về mối quan hệ liên Triều và của cộng đồng. Vì hòa bình, kinh tế và sự sống ».

Đây là quan niệm tích cực về hòa bình : « Trong khi công lý đòi hỏi chúng ta không được vi phạm các quyền của người khác và trao cho mỗi người cái thuộc về họ, thì đức ái làm cho chúng ta cảm thấy nhu cầu của người khác như của chúng ta và thúc đẩy sự hợp tác phong nhiêu. Nếu không, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng một nền « hòa bình tiêu cực », chỉ là không tham chiến hay vắng mặt chiến tranh. Hòa bình rốt cuộc phải được hiểu theo nghĩa tích cực, như là  cổ võ những hiệp nhât chúng ta. Chúng ta có thể nói rằng hòa bình là tình bạn ».

Đức Phaolô VI và việc gặp gỡ của các dân tộc

ĐHY Parolin gợi lên vai trò của các Giáo hội để thúc đẩy hòa bình ở bán đảo Triều Tiên, khởi từ Huấn quyền của Giáo hội và các Giáo hoàng gần đây.

Ngài nhắc nhở rằng trong thông điệp Populorum Progressio (Phát triển các dân tộc), thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã khẳng định rằng các dân tộc và các quốc gia phải gặp gỡ nhau như anh chị em, như những người con của Thiên Chúa, và cùng nhau làm việc để xây dựng tương lai chung của nhân loại với một mục tiêu : « Tạo ra những điều kiện cho sự phát triển toàn diện của nhân loại ».

Tiến trình này được thúc đẩy bằng ba hành động : đón tiếp, đồng hành và lắng nghe.

Ngài giải thích bằng cách trích dẫn Đức Phanxicô : đón tiếp được thể hiện trong « sự gần gũi, mở ra cho đối thoại, kiên nhẫn và một sự tử tế không kết an (…). Bước đầu tiên để thực sự đón tiếp tha nhân là gần gũi họ, dành chỗ cho họ trong đời sống của chúng ta, sẵn sàng chia sẻ niềm vui và nỗi đau khổ của chúng ta, xây dựng các mối tương quan đích thực. »

Ngài khuyên « đồng hành », theo nghĩa « không thể có sự phát triển hài hòa của xã hội nơi tất cả các bộ phận của nó nếu chúng ta không thực hành những chiến dịch chung nhằm đến việc tôn trọng sự sống con người và đồng hành dần dần với con người ».

Về việc lắng nghe, nó là « chìa khóa » để  giải quyết các xung đột, trung gian hòa giải văn hóa và kiến tạo hòa bình trong các cộng đồng và các nhóm. Vì thế, lắng nghe trở thành đối thoại : quả thế, đó là « một dấu hiệu tôn trọng lớn lao trong chừng mực nó giúp người ta hiểu và đánh giá cao nhu cầu của tha nhân », « mà không bỏ qua sự khác biệt », nhưng « không làm cho quan điểm của chúng ta chiếm ưu thế hơn quan điểm của tha nhân ».

Đức Gioan XXIII và các giá trị

Đối với Đức Gioan XXIII và sự quan tâm của ngài đối với các giá trị phổ quát vốn liên kết mọi người, ĐHY Parolin nhấn mạnh rằng Đức Gioan XXIII « đã luôn tìm kiếm sự tốt lành hiện diện nơi mỗi người và trong mỗi xã hội, và ngài đã thiết lập một cuộc đối thoại đặt cơ sở trên sự tôn trọng và nhìn nhận lẫn nhau vốn đã vượt quá não trạng hạn hẹp tạo nên những chia rẽ ».

« Khi tin rằng có điều  tốt lành nơi mỗi người, ngài đã được dẫn dắt trước tiên tìm kiếm những gì hiệp nhất hơn là những gì chia rẽ », và chính nguyên tắc này vốn là cơ sở cho hành động của Đức Gioan XXIII để giúp giải quyết cách hòa bình cuộc khủng hoảng Cuba.

Công đồng Vatican II

Tiếp đến, gợi lên Công đồng Vatican II, cách riêng Gaudium et Spes, ĐHY Parolin đã nhận xét rằng « hòa bình còn hơn là vắng mặt chiến tranh » : nó « không thể giảm thiểu thành việc duy trì sự cân bằng quyền lực giữa các lực lượng đối lập, và nó không nảy sinh từ một sự thống trị chuyên chế, nhưng nó được gọi cách đúng đắn là « hiệu quả của công lý »…Một quyết tâm vững chắc tôn trọng phẩm giá của các cá nhân và dân tộc khác, cũng như việc cương quyết thực hành tình thân ái, là hoàn toàn cần thiết để đạt tới hòa bình ».

Hòa bình cũng là tình bạn và lòng nhân từ, được hiểu như là sự kiện không muốn áp đặt cho người khác những  gì mà người ta không muốn cho mình : nguyên tắc của Đức Khổng Tử này, ĐHY nhấn mạnh, gần gũi với giới luật của Kitô giáo « ngươi hãy yêu thương tha nhân như chính mình ».

Đức Gioan-Phaolô II và tầm quan trọng của sự tha thứ

Rồi Đức Hồng y đưa ra khái niệm « tha thứ », bằng cách nhắc lại tư tưởng của Đức Gioan-Phaolô II, trong Sứ điệp Ngày Thế giới hòa bình năm 2004. Đức Gioan-Phaolô II đã khẳng định rằng « sự hòa giải là từ chủ chốt để mở ra những viễn cảnh mới về tương lai và cùng nhau nhìn về một bình minh nơi những người con của cùng một gia đình sẽ có thể tiến bước trên cùng một con đường ».

Nhưng « sự hòa giải không đến một mình », ĐHY nói tiếp. Cần phải có « nguyên tắc hỗ tương » này, theo đó, « hai bên phải đồng ý trong ý muốn hòa giải và chấp nhận đón nhận sự tha thứ của người khác… ».

« Không có hòa bình nếu không có tha thứ », ĐHY nhấn mạnh và tiếp tục trích dẫn Đức Gioan-Phaolô II : « Chỉ một nhân loại nơi mà ‘nền văn minh tình yêu’ ngự trị mới có thể hưởng được một nền hòa bình đích thực và bền vững. »

Đức Bênêđíctô XVI và sự sáng tạo vì hòa bình

« Cộng đồng quốc tế phải trở nên sáng tạo hơn để phát triển những sáng kiến vốn cổ võ tiến trình hòa bình này và phải tôn trọng các quyền của mỗi bên », ĐHY nói thêm bằng cách lấy lại diễn văn của Đức Bênêđíctô XVI cho Ngoại giao đoàn, vào năm 2012.

Đức Phanxicô và tình bạn xã hội

Sau cùng, ĐHY Parolin trích dẫn huấn quyền của Đức Phanxicô, bắt đầu bằng thông điệp Fratelli tutti, trong đó việc đối thoại cũng được hiểu như là sự kiện xích lại gần, nói chuyện, nhìn vào ánh mắt của tha nhân để tìm kiếm một mảnh đất chung và thiết lập « tình bạn xã hội » này dựa trên tình liên đới và sự hỗ tương.

Đức Phanxicô đã khẳng định điều đó ở Quảng trường Thánh Phêrô vắng vẻ , vào ngày 27/3/2020, trong sự đau buồn do đại dịch covid-19 gây nên : « Tất cả chúng ta cùng chung một con thuyền, mong manh và bối rối, nhưng tất cả chúng ta đều cần đến nhau, bởi vì không ai tự cứu một mình ».

Tý Linh

(theo Hélène Ginabat, ZENIT)

 

Corée : «Il n’y a pas de paix sans dialogue ni sans pardon», déclare le card. Parolin

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30