ĐỨC PHANXICÔ KÉO DÀI THỜI HẠN KHÁNG CÁO CHO CÁC TU SĨ BỊ SA THẢI KHỎI DÒNG TU

Written by xbvn on Tháng Tư 3rd, 2023. Posted in Thế Giới, Tu sĩ, Tý Linh

Một tự sắc của Đức Phanxicô được công bố vào ngày 3/4/2023. Một người bị sa thải khỏi Dòng tu giờ đây sẽ có 30 ngày để trình bày kháng cáo của mình, và sẽ không còn cần phải « yêu cầu bằng văn bản việc hủy bỏ hoặc sửa đổi sắc lệnh đối với tác giả của nó ».

Để đảm bảo việc bảo vệ chính xác và đầy đủ hơn các quyền của những người bị sa thải khỏi các Dòng tu, do đó thay đổi tình trạng pháp lý của họ, Đức Thánh Cha Phanxicô, bằng một tự sắc, đã quyết định kéo dài thời hạn trong đó có thể đệ trình một kháng cáo lên cơ quan có thẩm quyền : từ mười ngày (15 ngày, trong trường hợp các Giáo hội Đông phương) đến ba mươi ngày, và sẽ không còn cần phải « yêu cầu bằng văn bản việc hủy bỏ hoặc sửa đổi sắc lệnh đối với tác giả của nó ».

Bằng tự sắc này – được ký vào ngày 2/4/2023, và được công bố vào ngày 3/4/2023 – Đức Thánh Cha đã sửa đổi khoản luật 700 của Bộ Giáo luật (CIC) và khoản luật 501 của Bộ Giáo luật của các Giáo hội Đông phương (CCEO).

Giáo luật quy định rằng sắc lệnh sa thải một tu sĩ đã tuyên khấn – được có hiệu lực – phải chỉ ra quyền của tu sĩ bị sa thải được khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Trái lại, theo Bộ Giáo luật của các Giáo hội Đông phương, thành viên của Dòng tu có thể khiếu nại trong thời hạn 15 ngày với hiệu lực đình chỉ, hoặc trì hoãn việc xem xét vụ án trước tòa án.

Theo Đức Phanxicô, những thời hạn này « không thể được coi là phù hợp với việc bảo vệ các quyền của con người ». Trái lại, Đức Thánh Cha giải thích trong bản văn, « một phương thức ít hạn chế hơn về thời hạn gởi đơn kháng cáo sẽ cho phép đương sự đánh giá tốt hơn các cáo buộc đè nặng lên mình, cũng như sử dụng các phương tiện liên lạc phù hợp hơn ». Do đó quyết định này kéo dài thời hạn đến 30 ngày.

Đức Thánh Cha cha cũng giải thích sự chọn lựa của mình bằng cách trích dẫn nguyên tắc chung thứ sáu mà Thượng hội đồng Giám mục, vào tháng 10 năm 1967, đã tán thành cho việc sửa đổi Bộ Giáo luật : « Thật thích hợp khi các quyền của con người được xác định và bảo đảm cách đầy đủ ». Đức Thánh Cha nói rõ, nguyên tắc này « vẫn còn giá trị cho đến ngày nay, khi công nhận đối với việc gìn giữ và bảo vệ các quyền của chủ thể một vị trí ưu tiên trong trật tự pháp lý của Giáo hội ». Nó « đặc biệt trở nên thích đáng trong các biến cố tế nhị nhất của đời sống Giáo hội, như các thủ tục liên quan đến tình trạng pháp lý của con người ».

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh « mối nguy hiểm » mà thủ tục được quy định bởi các khoản 697-699 của Bộ Giáo luật và các khoản 497-499 của Bộ Giáo luật của các Giáo hội Đông phương « không phải lúc nào cũng được tuân thủ cách đúng đắn ». Thủ tục này quy định việc cảnh cáo tu sĩ bằng văn bản hoặc trước hai nhân chứng, với việc ngăn đe rõ ràng sẽ bị sa thải nếu không có lòng hối cải, bằng cách thông báo rõ ràng cho đương sự việc sa thải và cho đương sự quyền tự biện hộ. Đức Thánh Cha nhấn mạnh : việc không tôn trọng tiến trình đúng đắn của nó « sẽ gây nguy hiểm cho tính hợp thức của chính thủ tục và, do đó, việc bảo vệ các quyền của những người đã khấn bị sa thải ».

Những quy định mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 7/5/2023.

Tý Linh

(theo Vatican News)

 

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31