ĐỨC PHANXICÔ : TÁM CHÌA KHÓA LỚN ĐỂ « THẮT LẠI NHỮNG SỢI CHỈ HÒA BÌNH » VÀO NĂM 2023

Written by xbvn on Tháng Một 10th, 2023. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Thế Giới, Tý Linh

Chiến tranh ở Ucraina, thỏa thuận hạt nhân Iran, xung đột Israel-Palestin, bạo lực ở Tây Phi…Liệt kê các cuộc khủng hoảng chính đang ảnh hưởng đến hành tinh, Đức Phanxicô tái khẳng định, vào hôm 9/1/2023, trong bài diễn văn cầu chúc ngoại giao đoàn, sự cần thiết phải thúc đầy hòa bình « trong sự thật », « công lý », « liên đới » và « tự do », thông qua tám công trường hành động cụ thể.

Đây là một trong những bài diễn văn được mong đợi nhất trong năm của Đức Thánh Cha, tiếp nối truyền thống hàng thế kỷ cho thấy sự quan tâm của Vatican đối với các vấn đề ngoại giao. Trước 183 đại sứ và nhà ngoại giao tại Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái khẳng định rằng ngoại giao có « nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp với mục đích thúc đẩy một bầu khí tin tưởng để thỏa mãn các nhu cầu chung ».

Trước tiên Đức Thánh Cha đã đề cập đến những cuộc khủng hoảng chính đang ảnh hưởng đến hành tinh. Những lời kêu gọi khởi động lại các cuộc đàm phán « trong bế tắc » về vấn đề hạt nhân ở Iran, chấm dứt ngay cuộc chiến tranh ở Ucraina – « cuộc xung đột điên rồ » mà « những tác động ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực, thậm chí bên ngoài Châu Âu » -, đối thoại trong cuộc xung đột Israel và Palestin, hay cuối cùng, trong số các hồ sơ nóng bỏng khác, chấm dứt bạo lực và khủng bộ ở Tây Phi…

Các cuộc xung đột

Đức Thánh Cha nhấn mạnh : « Thế chiến III của một thế giới toàn cầu hóa hiện đang diễn ra. Các cuộc xung đột chỉ ảnh hưởng trực tiếp một số khu vực trên hành tinh, nhưng về bản chất chúng ảnh hưởng toàn thế giới ». « Điều cần thiết là phải phá vỡ lôgíc này (sản xuất vũ khí mới) và tiến tới trên con đường giải trừ vũ khí toàn diện, vì không thể có hòa bình khi các công cụ chết chóc đang lan rộng ».

Làm thế nào để tiếp tục « thắt lại những sợi chỉ hòa bình » vào năm 2023, trong một bối cảnh căng thẳng kéo dài như vậy ? Trong bài diễn văn của mình, Đức Thánh Cha đã trích dẫn bốn trục qua đó hòa bình phải được tìm kiếm, « những thiện ích căn bản » mà Đức Gioan XXIII đã nói đến trong thông điệp « Pacem in terris » (1963) : « Sự thật, công lý, liên đới và tự do ».

Đức Phanxicô nói tiếp : « Chính những trụ cột này chi phối các mối tương quan giữa con người với nhau và giữa các cộng đồng chính trị ».

Thông qua những trụ cột này, Đức Phanxicô nêu bật tám hướng hành động chính. Trước tiên – « quyền được sống » – đặc biệt bao hàm việc tiếp tục đấu tranh cho quyền của phụ nữ, bảo vệ sự sống từ khi thụ thai cho đến lúc kết thúc tự nhiên, xóa bỏ nền văn hóa vứt bỏ, xóa bỏ án tử hình… « Xây dựng hòa bình trong sự thật, trước tiên đó là tôn trọng nhân vị, với quyền được sống và toàn vẹn thể lý của nó (…) ».

 Trước khi khuyến khích, đối với hai hướng tiếp theo, các Nhà nước đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho tất cả mọi người, và bảo vệ tự do tôn giáo trong bối cảnh gia tăng bạo lực và phân biệt kỳ thị đối với các Kitô hữu. Đức Phanxicô cho biết khoảng một phần ba dân số thế giới đang sống ở nơi mà nó bị hạn chế, nếu đó không phải là những cuộc bách hại. Và một trên bảy Kitô hữu bị bách hại.

« Những lệch lạc »

Đối với Đức Phanxicô, việc xây dựng hòa bình cũng đòi hỏi công lý được thực thi, khi hệ thống đa phương cần được « suy nghĩ lại một cách sâu xa » và những cấp quốc tế lớn được đánh dấu bằng sự phân cực ngày càng gia tăng và những mưu mô áp đặt một tư tưởng duy nhất ngăn cản đối thoại. Đức Thánh Cha lấy làm tiếc : « Có một nguy cơ lệch lạc ngày càng mang khuôn mặt chủ nghĩa toàn trị ý thức hệ ».

Về mặt liên đới, Đức Thánh Cha đã khước từ ba hướng hành động mà, theo ngài, « sự liên kết » là nổi bật. Trước tiên trong lãnh vực di dân, mà không được phép tiến hành theo kiểu xua đuổi tùy tiện. « Để hiểu điều này, chỉ cần nhìn vào Địa Trung Hải là đủ, vốn đã trở thành ngôi mộ vĩ đại. Những cuộc đời tan vỡ này là biểu tượng cho sự chìm đắm của nền văn minh chúng ta… », ngài nhấn mạnh và đồng thời kêu gọi thực hiện những chính sách mới để đón tiếp và hội nhập người di cư.

Tiếp đến, trong lãnh vực kinh tế và lao động, đang khi cần phải « khôi phục phẩm giá cho công ty, bằng cách đấu tranh chống lại việc khai thác bóc lột coi người lao động như một hàng hóa ». Cuối cùng, trong lãnh vực chăm sóc « ngôi nhà chung », trước « những hậu quả lớn » của việc biến đổi khí hậu.

Để kết thúc, Đức Thánh Cha khuyến khích « vượt quá những lôgíc đảng phái », trong bầu khí suy yếu của nền dân chủ ở nhiều khu vực – và về tự do mà nền dân chủ này cho phép. Trước khi kết thúc bài diễn văn dài bằng một ước mơ rằng sẽ thật « đẹp », « một lần », có thể quy tụ « chỉ để tạ ơn Chúa (…) về những ơn lành Ngài đã luôn ban cho chúng ta, mà không phải liệt kê những hoàn cảnh thảm thương gây đau khổ cho nhân loại ».

Tý Linh

(theo nhật báo La Croix)

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30