ĐỨC THÁNH CHA HƯỚNG DẪN CÁCH LÁI XE TRÊN XA LỘ THÔNG TIN

Written by xbvn on Tháng Mười Một 26th, 2023. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Nhân bản, Thế Giới, Truyền giáo, Tý Linh

 Hôm thứ Năm 23/11, Đức Phanxicô đã khuyến khích các thành viên của mạng lưới báo chí Ý tiếp tục sứ mệnh của họ, vốn đặc biệt hệ tại trở thành mạng lưới của sự hiệp thông. Đối mặt với thách thức ngày nay, ngài yêu cầu họ làm chứng cho các giá trị và vẻ đẹp của Tin Mừng trên internet, cung cấp cho họ các công cụ để giáo dục trong thế giới kỹ thuật số và kêu gọi họ thúc đẩy việc nhìn nhận các quyền và nghĩa vụ của mỗi người.

Họ làm việc cho các cơ quan báo chí, truyền hình, đài phát thanh hoặc công nghệ mới và có trụ sở trên khắp lãnh thổ Ý, “điều này chứng tỏ mong muốn của họ là chạm đến mọi người bằng sự quan tâm, sự gần gũi và tính nhân văn”. Sáng nay, Đức Thánh Cha khuyến khích các nhóm thế tục (Corrallo hoặc Aiart) hoặc tín ngưỡng (Liên đoàn Tuần báo Công giáo Quốc gia) quy tụ các chuyên gia từ lĩnh vực truyền thông ở Ý, tiếp tục sứ mạng của họ bao gồm việc giáo dục công chúng của họ về các phương tiện truyền thông, bằng cách quan tâm đến việc thăng tiến phẩm giá con người, công lý, sự thật, tính hợp pháp và tinh thần đồng trách nhiệm. Để thực hiện dự án của mình, Đức Phanxicô chỉ cho họ ba con đường để đi trên “các xa lộ thông tin tuyệt vời ngày nay”: đào tạo, bảo vệ và làm chứng.

Khôn ngoan và đơn sơ

Đức Phanxicô nói, đào tạo không phải là một nhiệm vụ đơn giản để hoàn thành. Đây là một “vấn đề sống còn”, vì liên quan đến tương lai của xã hội.  Trước hết, Đức Thánh Cha nhấn mạnh vai trò thiết yếu của giáo dục trong việc kết nối các thế hệ lại với nhau trong khi “liên minh giữa các thế hệ trở nên cơ bản hơn bao giờ hết”, cũng như trong thời đại mạng xã hội vốn là thế giới ưu việt của giới trẻ. Đức Phanxicô đề nghị một đoạn Tin Mừng để chỉ ra cách tiến hành trong thế giới kỹ thuật số: Chúa Giêsu dạy hãy “khôn ngoan như rắn và đơn sơ như chim bồ câu” (Mt 10, 16), hai “thành phần giáo dục cơ bản cho việc định hướng”. Trên web, điều quan trọng là không được ngây thơ, đồng thời không được nhượng bộ trước cám dỗ gieo rắc sự giận dữ và thù hận. Đức Thánh Cha lưu ý : “Sự khôn ngoan, sống với tâm hồn đơn sơ, là nhân đức giúp nhìn xa, dẫn tới hành động với “tầm nhìn xa”, với sự tiên đoán”. Cách tiếp cận kép này, “cái nhìn khôn ngoan” này là cái nhìn mà báo chí Công giáo phải đưa ra.

Sứ mạng của các phương tiện truyền thông Công giáo không dừng lại ở những tin tức thời sự nóng hổi mà là “truyền tải một tầm nhìn nhân bản Kitô giáo có khả năng đào tạo tâm trí và trái tim”, để chúng không “bị bóp méo bởi những tiếng gào thét hoặc những phóng sự, bỏ qua sự trong trẻo của màu trắng, khi chuyển từ màu đen sang màu hồng một cách tò mò bệnh hoạn.”

Đào tạo những con người có khả năng tương quan lành mạnh

Đức Phanxicô khuyến khích mỗi người áp dụng “nền sinh thái truyền thông” này vào thực tế ở tất cả các vùng lãnh thổ, bằng cách nhớ rằng đằng sau mỗi tin sốt dẻo đều có những người đáng kính trọng “như thể họ là cha mẹ của bạn”. Đức Thánh Cha lưu ý, giáo dục lòng tôn trọng là một điều khẩn cấp. Ngài tin rằng điều cấp bách là “đào tạo những con người có khả năng tương quan lành mạnh”. Truyền thông, đó là giáo dục con người, xã hội, và đó là một con đường không thể bỏ qua, bởi vì “nó sẽ dẫn đi rất xa!”

Công cụ bảo vệ người trẻ và người già

Một con đường khác phải đi theo để thực hiện sứ mạng của mình: bảo vệ các quyền và nghĩa vụ trong truyền thông kỹ thuật số. Đức Phanxicô mô tả việc trút bầu tâm sự to lớn trước mặt mọi người trên mạng. “Người ta muốn cho thấy mọi thứ và mỗi cá nhân trở thành đối tượng của những ánh mắt lục soát, vạch trần và tiết lộ, thường là ẩn danh. Sự tôn trọng dành cho người khác sụp đổ, và do đó, đồng thời tôi xê dịch họ, phớt lờ họ và giữ khoảng cách với họ, mà không chút xấu hổ, tôi có thể xâm phạm cuộc sống của họ đến cực đoan (Fratelli tutti, 42).” Đức Thánh Cha muốn có các công cụ để bảo vệ các cá nhân, đặc biệt là những người yếu thế nhất, “khỏi sự xâm nhập của công nghệ kỹ thuật số và sự dụ dỗ của việc truyền thông mang tính khiêu khích và luận chiến”. Ngài tin rằng các mạng lưới báo chí có thể và phải “phát triển một quyền công dân truyền thông được bảo vệ, hỗ trợ các đơn vị đồn trú về tự do thông tin và thúc đẩy ý thức công dân”. Đức Thánh Cha kêu gọi họ hãy làm như vậy và “không sợ hãi, giống như Đavít chống lại Gôliát, người đã dùng một chiếc ná nhỏ để hạ gục gã khổng lồ”. Và “đừng chỉ bằng lòng chơi phòng thủ nhưng hãy nghĩ lớn, mà đồng thời vẫn là “ nhỏ bé từ bên trong ””.

Làm chứng một cách chân thành và táo bạo

Cuối cùng, không có gì có giá trị nếu không có chứng tá cá nhân. Đức Thánh Cha mời gọi họ noi gương chân phước người Ý, Carlo Acutis, một người trẻ đã sử dụng các kỹ thuật truyền thông mới để truyền tải Tin Mừng. Ngài yêu cầu họ, ngay cả khi phải lội ngược dòng, hãy “nói về tình huynh đệ trong một thế giới theo chủ nghĩa cá nhân; về hòa bình trong một thế giới có chiến tranh; quan tâm đến người nghèo trong một thế giới bất bao dung và thờ ơ”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh, lòng trung thành với Tin Mừng ngụ ý “xắn tay áo lên” để rời khỏi vùng tiện nghi của mình và làm việc thiện, nhưng điều này chỉ có thể được thực hiện một cách đáng tin cậy nếu chúng ta trước tiên làm chứng cho những gì chúng ta nói.

Tý Linh

(theo Marie Duhamel – Vatican News)

Tags: , , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31