ĐỨC THÁNH CHA VÀ GIÁO TRIỀU BẮT ĐẦU TUẦN TĨNH TÂM MÙA CHAY

Written by xbvn on Tháng Hai 19th, 2013. Posted in Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Một tuần thinh lặng, suy niệm và cầu nguyện. Đức Thánh Cha, các Hồng y và cộng tác viên ở Giáo Triều đã bắt đầu gác sang một bên mọi công việc từ Chúa Nhật 17/2 lúc 18 giờ. Vị giảng thuyết lần này là Đức Hồng y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Văn Hóa và là chuyên viên Thánh Kinh danh tiếng. Ngài cũng là một trong những người được cho là « papabili », ứng viên Giáo Hoàng.

ĐHY giảng phòng giải thích : « Bổn phận của tôi, sau sự đảo lộn đã diễn ra, trước tiên đó là tạo nên một thời điểm dễ chịu : thời điểm thinh lặng này, như một bãi biển trống vắng, có ý nghĩa chuẩn bị một chân trời mới trong đó Đức Thánh Cha sắp hòa nhập vào và trong đó, chúng ta cũng thế, chúng ta sẽ phải sống ».

ĐHY Ravasi đã khơi lên hình ảnh của Môise

Những bài suy niệm, sẽ được tiếp diễn trong nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Thế, ở Vatican, có chủ đề : « Ars orandi, ars credendi (nghệ thuật cầu nguyện, nghệ thuật tin). Khuôn mặt của Thiên Chúa và khuôn mặt của con người trong kinh nguyện thánh vịnh ». Các thánh vịnh sẽ là nguồn mạch của các bài suy niệm. Các buổi linh thao đã được khởi đầu bằng một buổi chầu Thánh Thể dài, và bằng một suy niệm về các « động từ » gắn liền với cầu nguyện : « Hít thở, suy nghĩ, chiến đấu, yêu mến ».

Trong bài dẫn nhập, để nêu bật sự hiện diện sau này của Đức Joseph Ratzinger trong Giáo Hội, một sự hiện diện chiêm niệm, ĐHY Ravasi đã gợi lên hình ảnh của Môise lên núi và cầu nguyện cho dân Israël đang chiến đấu chống lại Amalek trong thung lũng. Hướng về Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, ĐHY nói : « Hình ảnh này tượng trưng cho chức năng chính yếu của Đức Thánh Cha, tức là sự cầu bàu ». « Chúng con sẽ ở lại trong thung lũng, nơi có Amalek, trong cát bụi, bị vây quanh bằng những nỗi sợ hãi và kinh hoàng và cả những ác mộng, nhưng có cả hy vọng, trong đó Đức Thánh Cha đã ở lại với chúng con trong suốt tám này rưỡi này. Từ nay, chúng con biết rằng, trên núi, Đức Thánh Cha sẽ cầu bàu cho chúng con. »

« Về mặt đức tin, cũng như trong tình yêu, sự thinh lặng thì hùng hồn nhiều hơn là lời nói »

Tiếp tục sự loại suy này, ĐHY Ravasi đã đề nghị một mục tiêu cho những ngày tĩnh tâm này : « Một chút như giải phóng tâm hồn khỏi sự chi phối của những điều này, khỏi bùn nhơ tội lỗi, khỏi cát sạn tầm thường, khỏi thứ cây tầm ma của thói hay nói chuyện… »

Rồi, trở lại với bốn động từ mà ngài đã chọn như là trụ cột, ĐHY Ravasi đã nhấn mạnh : « Cầu nguyện, đó là hít thở, bởi vì cầu nguyện là như không khí cần thiết cho đời sống của chúng ta ; cầu nguyện, đó là suy nghĩ, đó là biết Thiên Chúa như Đức Maria đã làm, đã giữ những biến cố này trong sâu thẳm tâm hồn ; cầu nguyện, đó cũng là chiến đấu cùng với Thiên Chúa, nhất là khi đời sống chúng ta xuyên qua một thời điểm khô khan, tối tăm, khi chúng ta thốt lên một tiếng kêu tuyệt vọng, vốn có thể giống với một sự phạm thượng ; sau cùng, cầu nguyện đó là yêu mến, có thể ghì chặt Thiên Chúa. »

Sau cùng, ĐHY kết luận : « Cầu nguyện thường là một sự gặp gỡ giữa những cái nhìn thinh lặng giữa hai người yêu ». Trích dẫn Pascal, ĐHY cho thấy rằng « về mặt đức tin, cũng như trong tình yêu, thinh lặng thì hùng hồn nhiều hơn là lời nói : khi hai người yêu đã múc cạn kho của những điều sáo của tình yêu của họ, nếu họ thực sự yêu nhau, thì khi đó họ sẽ hướng mắt nhìn nhau và thinh lặng ».

Tý Linh

Theo La Croix

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30