HÀN LÂM VIỆN THÁNH MẪU QUỐC TẾ : THÀNH LẬP NHÓM QUAN SÁT CÁC HIỆN TƯỢNG THẦN BÍ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỨC MARIA

Written by xbvn on Tháng Tư 14th, 2023. Posted in Thế Giới, Tý Linh, Đức Maria

Một nhóm quan sát các cuộc hiện ra và các hiện tượng thần bí gắn liền với hình ảnh của Đức Mẹ trên thế giới đã được thành lập ở Hàn lâm viện Thánh Mẫu quốc tế của Tòa Thánh. Mục tiêu là để phân tích và giải thích các trường hợp khác nhau về các cuộc hiện ra, các hiện tượng chảy nước mắt, các thương tích và các hiện tượng khác trên thế giới đang diễn ra hoặc đã diễn ra, nhưng vẫn còn chờ đợi tuyên bố xác thực từ phía thẩm quyền của Giáo hội.

Cha Stefano Cecchin, chủ tịch của Hàn lâm viện Thánh Mẫu quốc tế của Tòa Thánh, giải thích : Hàn lâm viện có mục đích mang lại sự hỗ trợ cụ thể cho việc nghiên cứu, xác thực và phổ biến đúng đắn các biến cố này, luôn hài hòa với Huấn quyền của Giáo hội, các cơ quan có thẩm quyền và các quy tắc hiện hành của Tòa Thánh về vấn đề này.

Hợp tác với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học cấp cao và các thẩm quyền của Giáo hội, nhóm quan sát này sẽ làm việc cách có hệ thống, chiến lược, đa ngành và có trình độ. Điều quan trọng đối với Hàn lâm viện này là « làm rõ mọi sự, vì cái gọi là sứ điệp thường tạo ra sự nhầm lẫn, lan truyền các kịch bản tận thế gây lo âu hay thậm chí những cáo buộc chống lại Đức Thánh Cha và Giáo hội ».

Làm thế nào, Đức Maria, Mẹ của Giáo hội, lại có thể làm tổn hại đến sự toàn vẹn của mình hay gieo rắc nỗi sợ hãi và chống đối, Mẹ vốn là Mẹ của Lòng thương xót và là Nữ Vương Hòa Bình ? Cha Cecchin nói tiếp : « Cũng thế, điều quan trọng là cung cấp sự hỗ trợ về mặt đào tạo, vì việc xử lý một số trường hợp cần có sự chuẩn bị đầy đủ ».

« Hành động cách hữu hiệu »

Cha Cecchin nhấn mạnh : « Đối với phòng quan sát, đó sẽ là vấn đề hoạt động cách hữu hiệu và hiệu quả, kích hoạt các ủy ban quốc gia và quốc tế có nhiệm vụ lượng giá và nghiên cứu các cuộc hiện ra và các hiện tượng thần bí được báo cáo ở các khu vực khác nhau trên thế giới, cổ võ các hoạt động bổ túc và đào tạo về loại các sự kiện này và về nhiều ý nghĩa tâm linh và văn hóa của chúng ». Nhóm sẽ « thúc đẩy các hoạt động phổ biến và tư vấn cao cấp, cách riêng để phục vụ các Giáo hội địa phương và các Giám mục, nhưng cả những hoạt động nghiên cứu liên ngành trong sự hớp tác với các  tổ chức hàn lâm viện, cả thế tục và trong Giáo hội, và việc công bố các kết quả nghiên cứu được thực hiện ».

Thành phần của ủy ban

 Nhóm quan sát bao gồm một ủy ban chỉ đạo và một ủy ban khoa học trung ương khác. Ủy ban đầu tiên bao gồm cha Stefano Cecchin và cha Marco Mendoza, thư ký của Hàn lâm viện Thánh Mẫu ; nữ tu Daniela del Gaudio, giáo sư Giáo hội học và Thánh Mẫu học trong các trung tâm khác nhau của Tòa Thánh ; cha Raffaele Di Muro thuộc dòng Anh em hèn mọn, trưởng khoa thần học « Thánh Bônaventura » của Tòa Thánh, người đã biên tập cuốn Tự điển về các hiện tượng thần bí Kitô giáo, với tư cách là phó giám đốc.

Còn về ủy ban khoa học trung ương, nó gồm có cha Gian Matteo Roggio, nhà thừa sai của Dòng Đức Bà Saletta, cố vấn của Hàn lâm viện Thánh Mẫu quốc tế của Tòa Thánh và là giáo sư ở phân khoa thần học Marianum của Tòa Thánh ; khoa trưởng của đại học này ; cha Denis Kulandaisamy thuộc dòng Tôi Tớ Đức Mẹ, chuyên viên về Thánh Mẫu học ; cha Salvatore Perrella, cũng thuộc Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ ; Luciano Regolo, đồng biên tập của Famiglia Cristiana và Maria con te, và Paolo Cencelli, luật sư chuyên bảo vệ những người dễ bị tổn thương chống lại tội phạm.

Các ủy ban quốc gia và quốc tế

Ngoài ra, các ủy ban khoa học địa phương cũng sẽ sớm được đưa vào. Nhóm quan sát, sẽ chính thức bắt đầu các hoạt động của mình với cuộc họp đầu tiên vào ngày 15/4/2023 ở trụ sở của Hàn lâm viện, cũng sẽ có thể nhóm họp và làm việc « tại hiện trường », tùy vào nhu cầu hay đòi hỏi hỗ trợ.

Tý Linh

(theo Vatican News)

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31