HĐGM Ý SẼ ĐƯA RA MỘT BẢN BÁO CÁO VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG

Written by xbvn on Tháng Năm 28th, 2022. Posted in Luân lý, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

« Sẽ không có sự che giấu nào, không có sự phản kháng nào từ phía các Giám mục. Chúng tôi sẽ đón nhận những cú đánh mà chúng tôi phải đón nhận. Chúng tôi sẽ lãnh lấy trách nhiệm của mình. Chúng tôi mắc nợ các nạn nhân về điều đó, nỗi đau đớn của họ là ưu tiên. Và chúng tôi mắc nợ Mẹ Giáo hội về điều đó », ĐHY Zuppi, tân Chủ tịch HĐGM Ý, đã khẳng định như thế trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với báo chí. Báo cáo có thể sẽ được công bố vào ngày 18/11/2022.

Được hỏi về cuộc chiến tranh ở Ucraina, vũ khí hạt nhân hay con đường hiệp hành, Đức Hồng y Matteo Zuppi, Tổng Giám mục giáo phận Bologna và đồng thời là tân Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, trước tiên đề cập đến vấn đề lạm dụng tính dục. « Vấn đề lớn » được khơi lên trong những tháng qua bởi nhiều hiệp hội, yêu cầu ngài, với tư cách là sự dấn thân đầu tiên, mang lại câu trả lời cho hàng trăm nạn nhân ở Ý và giao phó cho một ủy ban độc lập, theo chân các Giáo hội khác ở Châu Âu, một cuộc điều tra để làm sáng tỏ các trường hợp ấu dâm xưa và nay do các thành viên của hàng giáo sĩ đã thực hiện.

Một báo cáo toàn quốc

Trong Đại hội khoáng đại lần thứ 76,  223 Giám mục Ý đã soạn thảo một kế hoạch hành động « nhằm ngăn ngừa hữu hiệu hơn hiện tượng lạm dụng », bên cạnh việc tăng cường các trung tâm lắng nghe bao gồm 70% các giáo phận ở Ý, còn dự kiến thực hiện một báo cáo toàn quốc về các trường hợp lạm dụng được báo cáo hay tố giác vào mạng lưới các cơ quan của giáo phận và liên giáo phận trong hai năm qua, nhưng còn việc khởi động phân tích các dữ kiện về các tội phạm bị cáo buộc hoặc được xá nhận do các giáo sĩ ở Ý thực hiện trong thời gian 2000-2021, những dữ kiện đã được Bộ Giáo lý Đức tin lưu giữ.

Báo cáo toàn quốc này sẽ được biên soạn với « sự đóng góp của các trung tâm độc lập » của các viện đại học về tội phạm học và nạn nhân học. Ngày công bố được dự kiến là ngày 18/11, ngày được chọn bởi HĐGM Ý để tưởng nhớ các nạn nhân và những người còn sống của các vụ lạm dụng, nhằm tỏ lòng kính trọng những người mà nỗi đau là điểm xuất phát trong công việc của các ngài.

Con đường của Ý

Một sự chọn lựa khác biệt với chọn lựa mà các Giáo hội Đức, Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã chọn. ĐHY Zuppi giải thích rằng đó là « cách làm của người Ý », và đồng thời nhiều lần nói rõ rằng quyết định này không nhằm trở thành « một cách thức tự tạo cho mình những vòng nguyệt quế » hay « để trốn tránh và  che giấu bản thân ». Trái lại, đây là « một điều nghiêm túc, hiện thực » không dành chỗ cho những tranh cãi như đã xảy ra, chẳng hạn, ở Pháp với công việc của ủy ban Ciase mở ra cho « các cuộc tranh luận sâu xa ». ĐHY nói : « Chúng tôi không muốn tranh luận, chúng tôi không muốn lạc đề. Báo cáo không được dùng như liều thuốc an thần nhưng thực hiện mọi việc cách nghiêm túc ».

Các cuộc điều tra sẽ lên đến năm 2000

Vì lý do này, HĐGM Ý đã quyết định quay trở lại và phân tích 21 năm qua chứ không lên đến tận những năm 1940, như các bản báo cáo của các Giáo hội ở Châu Âu khác. ĐHY tân Chủ tịch nói : « Trong 20 năm, không có lối thoát : chính chúng tôi, điều đó bao hàm chúng tôi cách trực tiếp. Đối với chúng tôi, điều đó dường như nghiêm túc hơn nhiều và nó còn đau hơn nhiều. Tôi tin rằng đánh giá theo tiêu chí của chúng tôi những gì đã xảy ra cách đây 80 năm, trong khi điều đó đã từng được đánh giá theo một cách nào đó, thì nó sẽ tạo ra những khó khăn ».

Sự phản đối được đưa ra về thời hạn điều tra

Tuy nhiên, việc lựa chọn áp đặt một thời hạn như thế đã bị phê bình bởi một số người tham dự cuộc họp báo, trong đó có Francesco Zanardi, chủ tịch của hiệp hội Rete l’Abuso (mạng lưới lạm dụng), chính ông cũng là một nạn nhân trong quá khứ. Ông nhấn mạnh rằng có thể có « sự phân biệt đối xử » trong việc phân tích các trường hợp tương đối gần đây và loại trừ những trường hợp đã xảy ra trong những năm trước. Hơn nữa, những trường hợp chưa bao giờ được báo cáo trước công lý vì chúng đã hết thời hiệu, cũng chưa bao giờ báo cáo cho Giáo hội vốn hẳn bỏ qua  chúng.  Ông cũng nhấn mạnh, ngay cả đối với các khoản bồi thường, có nguy  cơ tạo ra sự bất bình đẳng vì chúng chỉ dành cho các nạn nhân của các vụ lạm dụng được thực hiện trong vòng hai mươi năm qua, đang khi có những nạn nhân còn sống đang phải chịu bệnh lý thể chất và tâm lý cực rất nghiêm trọng do các tội phạm trước đó đã gây ra (Rete đã thu thập được 1600 vụ). Sau khi lắng nghe và ghi chép vào nhật ký của mình, ĐHY Zuppi đề nghị gặp Francesco Zanardi để đối thoại. Ngài cũng mời ông đến sở cảnh sát, nhấn mạnh rằng nếu Nhà nước có những quy định « đối với chúng tôi không có thời hiệu đạo đức ». Về các khoản bồi thường, ĐHY tuyên bố rằng đó là « một vấn đề rất cởi mở ». Ngài nói thêm, dù sao, « vấn đề không chỉ là vấn đề số lượng, chúng tôi cũng cần chất lượng. Không có bất kỳ ý muốn không đưa ra các số liệu : sự cộng tác với Bộ Giáo lý Đức tin chứng tỏ điều đó ».

Giáo hội, người bạn đồng hành

Về vấn đề lạm dụng, nhưng nói chung còn về vấn đề các thách thức mà Giáo hội Ý phải đương đầu, ĐHY đã chỉ ra con đường lắng nghe. Ngày nay, Giáo hội phải là « một Giáo hội lắng nghe, nhưng người bạn đồng hành và có thái độ của một người mẹ muốn lại bắt đầu từ việc bước đi cùng nhau. » Đại dịch, covid và chiến tranh « đã cho thấy rằng tất cả chúng ta đều là anh em. Chúng ta phải làm cho nhận thức này trưởng thành và Giáo hội phải tìm ra những câu trả lời cho nỗi đau khổ và những vấn đề về ý nghĩa » của  cuộc sống.

Tý Linh

(theo Vatican News)

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31