“HERMANITO”, CUỐN SÁCH VỀ CUỘC PHIÊU LƯU CỦA IBRAHIMA BALDE, THƯỜNG ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ TRÍCH DẪN

Written by xbvn on Tháng Tám 16th, 2023. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

“Cuốn Hermnanito (Em Trai), các bạn hãy đọc nó và các bạn sẽ thấy bi kịch của những người di cư”. Trên chuyến bay đưa ngài trở về từ JMJ ở Lisbon vào Chúa Nhật ngày 6 tháng 8 năm 2023, Đức Phanxicô một lần nữa trích dẫn cuốn sách nhỏ này được xuất bản vào năm 2021 bởi Amets Arzallus, người đã kể lại cuộc phiêu lưu kéo dài ba năm của Ibrahima Balde giữa đất nước của anh, là Guinea, và Tây Ban Nha.

Amets Arzallus và Ibrahima Balde

Được Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên trích dẫn kể từ năm 2001, “Hermanito” là một cuốn sách kể về cuộc phiêu lưu của một cậu bé người Guinea rời quê hương hơn tám năm trước. Ibrahima Balde là con cả trong gia đình. Kể từ khi cha qua đời, anh cảm thấy gánh nặng trách nhiệm gia đình đè nặng lên vai mình, đặc biệt là với em trai, người đã ra đi hướng đến Libya trước đó với ý định vượt Địa Trung Hải và đến châu Âu. Để hoàn thành sứ mệnh mà cha mình giao phó, làm hết sức có thể để đảm bảo việc học hành của em trai mình, đến lượt mình Ibrahima ra đi, không phải để di cư mà để tìm người em út trước khi nó bắt tay vào cuộc vượt biển. Cuộc hành trình về phía bắc đưa anh băng qua Mali, Algeria, đến Libya, mà không tìm thấy dấu vết nhỏ nhất của em trai mình. Ibrahima quyết định tiếp tục hành trình đến Tây Ban Nha, nơi anh đến vào năm 2018, ba năm sau khi rời Guinea. Sau đó, anh để tang em trai mình, và trở nên ám ảnh bởi mặc cảm tội lỗi liên quan đến sự thất bại trong việc tìm kiếm của mình.

Bốn năm lẩn trốn ở Tây Ban Nha

Ibrahima hiện làm việc trong một gara ở Madrid. Anh là thợ máy và có hợp đồng hợp lệ. Trong 4 năm, đơn xin tị nạn của anh đã bị từ chối. Do đó, anh sống bất hợp pháp, và được hỗ trợ và giúp đỡ bởi Amets Arzallus. Ngoài công việc là một nhà báo ở xứ Basque, nhà báo này còn tự nguyện giúp đỡ những người di. Amets giúp anh ta lập hồ sơ. Để làm điều này, hai người quyết định viết ra tất cả các giai đoạn trong cuộc phiêu lưu của Ibrahima với mục đích tạo thuận lợi cho việc tường thuật cuộc hành trình trước chính quyền Tây Ban Nha. Vô ích, vì đơn xin tị nạn đầu tiên thất bại. Bằng sự kiên trì, chính quyền Tây Ban Nha cuối cùng đã cấp cho anh giấy phép cư trú một năm và sẽ hết hạn vào tháng 4 năm 2024.

Câu chuyện của Ibrahima, lần đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Basque, sau đó bằng tiếng Tây Ban Nha và được dịch ra nhiều thứ tiếng kể từ đó, thật đáng buồn giống với câu chuyện của rất nhiều người di cư khác.

Amets và Ibrahima hiện sống cách nhau 400 km và là bạn rất thân. Họ gọi cho nhau nhiều lần một tuần. Câu chuyện này đã thay đổi cuộc đời của Amets: “Tôi nghĩ rằng mỗi người đều muốn sống và lên kế hoạch cho cuộc sống của mình ở quê hương, nơi gia đình họ sinh sống”, nhà báo xứ Basque nói, “nhưng khi biết trước những bất hạnh và tình hình kinh tế hay xã hội nơi những quốc gia như Guinea, người ta nhận ra rằng nhiều người buộc phải lên kế hoạch cho tương lai của họ ở nơi khác, bằng cách cố gắng đến châu Âu“. Amets nói rõ : Ibrahima đặc biệt thuộc về diện này. Khi họ gặp nhau ở Madrid, Ibrahima ngay lập tức nhấn mạnh rằng mục tiêu của anh không phải là đến châu Âu. “Điểm xuất phát này đã phần nào thay đổi định kiến, và nguyên mẫu của người di cư mà tôi có trong đầu”.

Sự ra đời của cuốn sách

Amets thừa nhận: “Tôi thực sự không biết làm thế nào chúng tôi đi từ những ghi chú đến ý tưởng của cuốn sách”, và nói thêm: “Chúng tôi đã dành nhiều tháng ở đó”. Ban đầu, các ghi chú được thu thập để lập hồ sơ xin tị nạn của Ibrahima đã đòi hỏi một buổi sáng đối thoại. “Ibrahima không biết đọc biết viết khi đến Tây Ban Nha”, anh ấy phải được giúp đỡ, nhưng anh ấy có một khả năng đáng kinh ngạc để diễn đạt những gì anh ấy đã sống trong gần ba năm lưu lạc kể từ khi rời Guinea. “Khi chúng tôi yêu cầu một người di cư kể cho chúng tôi về những quốc gia mà anh ta đã đi qua trong hai hoặc ba năm, nơi anh ta đã trải qua rất nhiều sự tàn ác, rất nhiều bạo lực, thì điều đó không dễ dàng, cần phải có thời gian”. Amets và Ibrahima thực hiện một số cuộc hẹn để từng chút một xem lại số km đã trải qua. Amets nói tiếp : “Một mối quan hệ đã được tạo ra”. “Chúng tôi trở thành bạn bè và tôi phát hiện ra một câu chuyện mà tôi không ngờ tới”. Amets chưa bao giờ viết một cuốn sách nào trước “Hermanito”; hoạt động của anh ấy với tư cách là một nhà báo cho đến nay chỉ giới hạn anh ấy viết các bài báo và phóng sự. Nhưng ý tưởng rằng những ghi chép về cuộc phiêu lưu của Ibrahima sẽ rơi vào tay một viên cảnh sát tại đồn cảnh sát dưới một đống đơn xin tị nạn khiến anh không thể chịu nổi. “Ibrahima đã tin tưởng tôi, tôi đã viết một cuốn sách nhỏ bằng tiếng Basque, tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ làm việc của tôi”.

Lương tâm mê ngủ

Hàng ngày, trên đài, trên báo, chúng tôi nghe và đọc những bi kịch,” Amets Arzallus thở dài, và nói tiếp: “Tôi nghĩ chúng tôi đã được giáo dục để có một khoảng cách nào đó đối với những tin tức vô nhân đạo và khó tiêu hóa này”. Nhà báo và bây giờ là nhà văn cảm thấy bị mê hoặc và gần như mất nhân tính, buộc phải giữ khoảng cách với thực tế. Anh nói: “Tôi nghĩ cần phải tiến lại gần hơn một chút, cần phải cố gắng trở nên người hơn và học lại cách cảm nhận nỗi đau” của người khác. Cuộc trò chuyện tiếp tục và vạch lại những tin tức đầy kịch tính về những người di cư trên bờ biển Lampedusa, quần đảo Canary: “có bao nhiêu thảm kịch, bao nhiêu bi kịch, bao nhiêu vụ đắm tàu?

Amets đưa ra lời chỉ trích gay gắt đối với chính sách di cư của phương Tây và đặc biệt là của châu Âu: “Có một trách nhiệm trực tiếp […] Chính sách di cư này, quá bạo lực và vô nhân đạo, được thể hiện bằng cách để mọi thứ ở một khoảng cách nào đó, để không quá làm xáo trộn lương tâm con người […]. Chúng ta phải ngừng nhìn vào thực tế như thể nó là hư cấu bởi vì nó là một thực tế khắc nghiệt, đơn thuần và khắc nghiệt, rất bạo lực. Chúng ta phải xoay xở để thay đổi thế giới, điều đó khả thi hơn”.

“Hermanito” và Đức Thánh Cha

Khi nghe và đọc thấy rằng Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên trích dẫn cuốn sách này “là một sự ngạc nhiên lớn. Chúng tôi không thể ngờ được, tôi thậm chí còn không biết làm thế nào Đức Thánh Cha có được cuốn sách. Tôi đã khó tin nó. Tôi luôn ngạc nhiên”. Khi Đức Thánh Cha dùng “Hermanito” để nói về thảm kịch của những người di cư, của Tunisia, của Libya, hay thậm chí của chính sách đối ngoại của Châu Âu vốn có xu hướng muốn hạn chế di cư, thì “không còn là tôi đã nói. Thực tế là Đức Giáo hoàng có một tiếng vang hoàn toàn khác, và mọi thứ được hiểu theo một cách khác”. “Dù thế nào đi nữa, tôi xin cảm ơn”, Amets kết luận, vui mừng nhận thấy rằng cuốn sách nhỏ bé có lẽ có thể góp phần “đánh thức lương tâm”.

Tý Linh

(theo Jean Charles Putzolu, Vatican News)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31