KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN B: SỰ TỒI TỆ CỦA ÓC GIÁO SĨ TRỊ

Written by xbvn on Tháng Mười Một 8th, 2021. Posted in Giáo lý, Lm Võ Xuân Tiến, Nhân bản, Ơn gọi, Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

« Chúa Giêsu nhìn thấy hai cảnh tượng. Và chính động từ này – « nhìn » – tóm tắt giáo huấn của Ngài : về những người sống đức tin cách hai mặt, như các kinh sư này, « cần phải tránh » đừng trở nên như họ ; đang khi bà góa, cần phải « nhìn » bà để coi bà là khuôn mẫu. Chúng ta hãy lưu ý đến điều đó : tránh những kẻ giả hình và nhìn vào bà góa nghèo. » Đó là lời mời gọi của Đức Thánh Cha trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 7/11/2021.

Đức Thánh Cha một lần nữa cảnh giác óc giáo sĩ trị : « Chúng ta thấy ở những nơi, trong nhiều chỗ, ngày nay vẫn còn, óc giáo sĩ trị, sự kiện đạp lên trên những người hèn mọn, bóc lột họ, « đánh đập» họ, cảm thấy mình hoàn hảo. Đó là sự tồi tệ của óc giáo sĩ trị. Đây là một lời cảnh báo cho mọi thời và cho mọi người, cho Giáo hội và  cho xã hội : đừng bao giờ lợi dụng vai trò của mình để chà đạp người khác, đừng bao giờ kiếm lợi trên xương máu của người yếu đuối ! Hãy tỉnh thức, để đừng rơi vào thói hư danh, để đừng bị ám ảnh bởi vẻ bề ngoài, mất đi bản chất và sống trong sự hời hợt. »

Và để trị căn bệnh đó, Đức Thánh Cha mời gọi nhìn vào bà góa nghèo để «  giải phóng sự thánh thiêng khỏi những mối liên hệ với tiền bạc ». « Chúa Giêsu đề nghị bà như là một bậc thầy của đức tin : bà không thường xuyên đến Đền Thờ để rửa sạch lương tâm, bà không cầu nguyện để được thấy, bà không phô trương đức tin của mình, nhưng cho đi bằng tấm lòng của mình, cách quảng đại và nhưng không ».

Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha :

Anh chị em thân mến, chào anh chị em !

Khung cảnh được Tin Mừng mô tả trong phụng vụ hôm nay diễn ra bên trong Đền Thờ Giêrusalem. Chúa Giêsu nhìn, Ngài nhìn những gì đang diễn ra ở nơi đây, nơi linh thánh nhất, và Ngài nhận thấy cách các kinh sư thích đi lại để được chú ý, chào đón, tôn kính, và có những chỗ danh dự. Và Chúa Giêsu nói thêm rằng « họ nuốt hết tài sản của các bà góa, lại còn làm bộ đọc kinh lâu giờ để được người ta thấy » (Mc 12, 40). Đồng thời, cái nhìn của Ngài thoáng thấy một cảnh khác : một bà góa nghèo, chính là một trong những bà góa bị bóc lột bởi những kẻ quyền thế, bỏ vào kho bạc tất cả những gì bà có để sống (c.44). Tin Mừng nói điều đó, bà bỏ vào kho bạc tất cả những gì bà có để nuôi thân. Tin Mừng đặt chúng ta trước sự tương phản nổi bật này : những người giàu cho của dư thừa để được người ta thấy, và một phụ nữ nghèo âm thầm dâng cúng tất cả những gì mình có. Hai biểu tượng về thái độ của con người.

Chúa Giêsu nhìn thấy hai cảnh tượng. Và chính động từ này – « nhìn » – tóm tắt giáo huấn của Ngài : về những người sống đức tin cách hai mặt, như các kinh sư này, « cần phải tránh » đừng trở nên như họ ; đang khi bà góa, cần phải « nhìn » bà để coi bà là khuôn mẫu. Chúng ta hãy lưu ý đến điều đó : tránh những kẻ giả hình và nhìn vào bà góa nghèo.

Trước tiên, tránh những kẻ giả hình, tức là canh chừng đừng xây dựng đời mình trên việc tôn thờ ngoại hình, vẻ bề ngoài, chăm sóc quá mức hình ảnh của mình.  Và nhất là, lưu ý đừng uốn đức tin theo các lợi ích của  chúng ta. Các kinh sư này đã che đậy thói hư danh của họ bằng danh Thiên Chúa và, tệ hơn nữa, sử dựng tôn giáo để quản lý các công việc của họ, lạm dụng quyền bính của mình và bóc lột người nghèo. Ở đây, chúng ta thấy thái độ này xấu xa đến độ chúng ta thấy ở những nơi, trong nhiều chỗ, ngày nay vẫn còn, óc giáo sĩ trị, sự kiện đạp lên trên những người hèn mọn, bóc lột họ, « đánh đập» họ, cảm thấy mình hoàn hảo. Đó là sự tồi tệ của óc giáo sĩ trị. Đây là một lời cảnh báo cho mọi thời và cho mọi người, cho Giáo hội và  cho xã hội : đừng bao giờ lợi dụng vai trò của mình để chà đạp người khác, đừng bao giờ kiếm lợi trên xương máu của người yếu đuối ! Hãy tỉnh thức, để đừng rơi vào thói hư danh, để đừng bị ám ảnh bởi vẻ bề ngoài, mất đi bản chất và sống trong sự hời hợt. Chúng ta hãy tự hỏi – điều này sẽ giúp chúng ta – : trong những gì chúng ta nói và làm, chúng ta có muốn được đánh giá cao và được thưởng công hay chúng ta muốn phục vụ Thiên Chúa và tha nhân, nhất là người yếu đuối nhất ? Hãy đề phòng lòng dối trá, thói giả hình (hypo-crisie), vốn là một căn bệnh nguy hiểm  của tâm hồn ! Đó là một lối suy nghĩ hai mặt, phán xét hai mặt, như chính từ ngữ đã nói : « phán xét bên dưới », xuất hiện một cách « hypo », bên dưới, có một tư tưởng khác. Hai mặt, những người có một tâm hồn nước đôi, sự hai mặt của tâm hồn.

Và để chữa trị căn bệnh này, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nhìn vào bà góa nghèo. Chúa tố giác việc bóc lột người phụ nữ này, người mà để dâng cúng, đã phải trở về nhà không còn chút gì để nuôi sống bản thân. Thật quan trọng biết bao khi giải phóng sự thánh thiêng khỏi những mối liên hệ với tiền bạc ! Và lại, Chúa Giêsu đã từng nói điều đó : không thể làm tôi hai chủ. Hoặc bạn phụng sự Thiên Chúa – và chúng ta nghĩ rằng Ngài sẽ nói « hoặc là ma quỷ », không – hoặc là Thiên Chúa hoặc là tiền bạc. Đó là một ông chủ, và Chúa Giêsu nói rằng chúng ta không được phục vụ nó. Nhưng, đồng thời, Chúa Giêsu ca ngợi sự kiện bà góa này bỏ tất cả những gì bà có vào kho bạc. Bà không còn gì cả, nhưng bà tìm thấy nơi Thiên Chúa mọi sự của mình. Bà không sợ mất đi những gì mình có, bởi vì bà tin tưởng vào cái « bao la » của Thiên Chúa, và cái « bao la » của Thiên Chúa này gia tăng niềm vui của người cho đi. Điều này cũng làm cho chúng ta nghĩ đến một bà góa khác, bà góa của ngôn sứ Êlia, đã sẵn sàng làm một chiếc bánh với chút bột và chút dầu cuối cùng của mình ; Êlia nói với bà : « Hãy cho tôi ăn » và bà đã cho ông ; và hũ bột sẽ không bao giờ vơi, một phép lạ (x. 1V 17, 9-16). Đối diện với lòng quảng đại của con người, Chúa luôn đi xa hơn, Ngài quảng đại hơn. Nhưng đó là Ngài, chứ không phải lòng tham lam hà tiện của chúng ta. Thế rồi Chúa Giêsu đề nghị bà như là một bậc thầy của đức tin : bà không thường xuyên đến Đền Thờ để rửa sạch lương tâm, bà không cầu nguyện để được thấy, bà không phô trương đức tin của mình, nhưng cho đi bằng tấm lòng của mình, cách quảng đại và nhưng không. Những đồng xu của bà có một âm thanh đẹp hơn những lễ vật to lớn của người giàu, vì chúng diễn tả một đời sống dâng hiến cho Thiên Chúa cách chân thành, một đức tin không sống theo vẻ bề ngoài nhưng dựa trên sự tin tưởng vô điều kiện. Chúng ta hãy học hỏi nơi bà : một đức tin không trang sức bên ngoài, nhưng chân thành bên trong ; một đức tin được làm nên bởi tình yêu khiêm tốn đối với Thiên Chúa và anh chị em.

Và giờ đây, chúng ta cũng hướng lòng về Đức Trinh Nữ Maria, Đấng, với một tâm hồn khiêm nhường và trong sáng, đã biến cả cuộc đời mình thành một quà tặng cho Thiên Chúa và cho dân của mình.

—————————

Tý Linh chuyển ngữ

(nguồn : Anita Bourdin, ZENIT)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31