SỰ THẬT VỀ CUỐN SÁCH GÂY TRANH CÃI CỦA ĐHY FERNANDEZ

Written by xbvn on Tháng Một 10th, 2024. Posted in Luân lý, Nhân bản, Phái tính, Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin đang là trung tâm của sự chỉ trích mạnh mẽ, sau khi được đăng trên một số blog theo chủ nghĩa truyền thống và bảo thủ một đoạn trích từ một trong những cuốn sách của ngài về “Sự đam mê thần bí“, xuất bản năm 1999, và có những đoạn văn được cho là “khiêu dâm”.

Áp lực xung quanh Đức Hồng y Victor Manuel Fernandez, Tổng trưởng Bộ giáo lý Đức tin kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2023, vẫn không hề suy yếu. Chưa đầy một tháng sau khi công bố Fiducia supplicans, một văn bản được ngài ký và được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn, cho phép các linh mục đặc biệt chúc lành cho các cặp đồng giới bên ngoài phụng vụ, nhà thần học người Argentina này là trung tâm của một làn sóng chỉ trích, đặc biệt đến từ cánh bảo thủ.

Tình tiết mới trong trận chiến này, đã diễn ra trong vài tuần, và vốn bắt đầu bằng việc bổ nhiệm người thân cận này của Đức Phanxicô ở Rôma: việc đăng lại, vào ngày thứ Hai 8 tháng Giêng trên một số blog bảo thủ hoặc duy truyền thống, một số đoạn trích từ một cuốn sách có chữ ký của Cha Fernandez, tựa đề “Sự đam mê thần bí. Linh đạo và nhục dục”, và được xuất bản ở Mexico năm 1999.

Như tháng 9 vừa qua, khi những kẻ chỉ trích Đức Hồng y Fernandez moi ra những đoạn trích từ cuốn “Nghệ thuật của nụ hôn”, một cuốn sách được xuất bản khi ngài còn là tuyên úy sinh viên ở Argentina, thì nhà thần học người Argentina lần này lại bị đặt vấn đề, theo blog Messa in Latino thuộc chủ nghĩa truyền thống cho biết, về một tác phẩm có chứa những mô tả khiêu dâm, hay thậm chí là sự biện minh cho “Mật tông Công giáo” (tantrisme catholique). Nhưng thật sự nó là gì?

“Ngọn lửa của tình yêu thần linh”

Trên thực tế, cuốn sách này nghiên cứu một hiện tượng phổ biến nơi nhiều nhân vật tâm linh Công giáo trong thế kỷ 17 và 18: đó là việc đồng nhất hóa một trải nghiệm thần bí với một niềm đam mê yêu đương. Một hiện tượng mà Cha Fernandez, khi đó là chuyên gia về ủy ban “đức tin và văn hóa” của Hội đồng Giám mục Argentina, xác định là vẫn còn có thể xảy ra cho đến ngày nay.

Đức Hồng y Fernandez tương lai đặc biệt đề cập đến “ngọn lửa của tình yêu thần linh”, và trình bày mối quan hệ giữa con người và Thiên Chúa như tình yêu giữa một vị Thiên Chúa và dân Ngài, như trong các câu chuyện của các tiên tri Êdêkien hay Giêrêmia. Hoặc thậm chí cả thánh Augustinô, ngài nói trong cuốn “Tự Thuật” của ngài về Thiên Chúa như “sự ngọt ngào nhất trong mọi niềm vui thú”, và nơi ngài từ vựng về tình yêu có mặt khắp nơi. Thánh Grêgôriô thành Nysse cũng nói đến “mũi tên yêu đương” được Thiên Chúa gửi đến vào thời ngài. Giống như thánh Catarina Siena: “Ôi, lửa và vực thẳm tình yêu! Ôi, biển sâu. Lửa cháy không ngừng nhưng không thiêu hủy. ”

Chứng từ của các nhà thần bí cho chúng ta thấy rằng mối quan hệ với Thiên Chúa có thể mang lại lợi ích tích cực cho con người, ở cấp độ tình ái, nghĩa là tính dục của họ.” Để hỗ trợ cho chứng minh của mình, ngài đã nại đến một số nhân vật tâm linh như Thánh Bernard, thánh nhân đã “sử dụng hình ảnh nụ hôn trên môi miệng để cố gắng thể hiện vẻ đẹp của một số cuộc gặp gỡ, đặc biệt hấp dẫn, với Thiên Chúa”, và một vị thánh người Pháp khác, thánh nữ Marguerite – Marie Alacoque (1647-1690). Quả thế, chính thánh nữ là người nói về “bộ ngực đáng tôn thờ” của Chúa Kitô và “ngọn lửa” của Người bằng những thuật ngữ gợi nhớ đến những từ ngữ dùng để mô tả mối quan hệ tình dục.

Chính trong bối cảnh này mà nhà thần học người Argentina đã đưa ra một trong những chương làm lay động một số người ngày nay. Quả thế, tác giả đã chép lại một bài hát yêu đương của một cô gài 16 tuổi gửi Chúa Giêsu. ĐHY Victor Manuel Fernandez nói trong cuốn sách rằng ngài kể lại một “kinh nghiệm về tình yêu, một cuộc gặp gỡ đầy đam mê với Chúa Giêsu, được một cô gái 16 tuổi kể cho tôi nghe”. Như thế, cô gái trẻ đến gần Chúa Giêsu, “Đấng đẹp nhất”, và cầu xin Người cho cô đến gần Người, Đấng biết cách “để mình được yêu thương”. Tác giả người Argentina viết: “Lạy Chúa, con vuốt ve bàn tay Chúa, con đan xen những ngón tay của Chúa với con, con cảm nhận được sự ấm áp và mềm mại của làn da Chúa”.

Rồi, cô gái trẻ tiếp tục mô tả của mình, và ước muốn vuốt ve thân xác Chúa Giêsu, gợi lên vòng tay của Chúa Kitô, khuôn mặt “hài hòa và tinh tế”, “đôi má”, “trán” và cả “miệng” của Người. “Con vuốt ve đôi môi của Chúa và, trong sự nhiệt huyết dịu dàng chưa từng có, Chúa để con hôn chúng một cách nhẹ nhàng.” Tham chiếu đến một câu xuất hiện ở đầu Bài ca của Salômôn: “Ước gì chàng hôn ta những nụ hôn chính môi miệng chàng!” » (Dc 1, 2).

“Cực khoái ở nam giới và cực khoái ở nữ giới”

Nhưng chính chương 7, có tựa đề “Cực khoái ở nam giới và cực khoái ở nữ giới”, dường như đã gây ra cú sốc lớn nhất trong số những kẻ chỉ trích Đức Hồng y Fernandez. Bởi vì trong những trang này, tác giả mô tả rất chi tiết các đặc điểm của cực khoái ở nữ giới và nam giới, đặc biệt dựa vào mô tả cơ quan sinh dục của nam giới và phụ nữ, và đồng thời liên kết khoái cảm tình dục với “cực khoái thần bí”, mà ngài đã mô tả trước đó. Các trang mà vị linh mục, lúc đó là một nhà thần học, đặc biệt giải thích rằng “thông thường, phụ nữ, hơn nam giới, coi tình dục mà không có tình yêu là một điều gì đó rất không thỏa mãn, và cần có điều kiện thích đáng để cảm thấy bị kích thích tình dục”. Ngài nói tiếp : “Người phụ nữ cần nhiều thời gian hơn, nhiều tình cảm hơn”. Đức Hồng Y tương lai giải thích rằng những đặc điểm liên quan đến nam giới và nữ giới có thể ảnh hưởng đến “mối quan hệ thần bí với Thiên Chúa”.

Những trang này vẫn chưa hết làm tốn giấy mực, vào thời điểm mà những lời chỉ trích chống lại việc cho phép chúc lành cho các cặp đồng giới đang ngày càng gia tăng, kể cả từ các cựu Hồng y của Giáo triều, như Gerhard Müller hay Robert Sarah. Đối mặt với sự hoài nghi của một số nhà phê bình, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, những người nghi ngờ rằng Đức Giáo hoàng có thể đồng ý với một bản văn như vậy, Vatican đã công bố trước lễ Giáng Sinh văn thư của buổi tiếp kiến ​​do Đức Phanxicô trao cho Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin. Một thực tế hoàn toàn bất thường nhằm mục đích công khai đảm bảo với vị Hồng y người Argentina về sự ủng hộ của Đức Giáo hoàng.

Tý Linh

(theo Loup Besmond de Senneville, nhật báo La Croix)

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30