Posts Tagged ‘Audience’
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 36. CHÚA GIÊSU, MẪU GƯƠNG VÀ LINH HỒN CỦA MỖI LỜI CẦU NGUYỆN
« – Nhưng thưa cha, nếu con đang sống trong tình trạng tội trọng, thì tình yêu của Chúa Giêsu vẫn còn đó không ? – Còn chứ – Và Chúa Giêsu tiếp tục cầu nguyện cho con không ? – Có chứ – Nhưng nếu con đã làm những điều rất xấu xa và phạm nhiều tội lỗi, Chúa Giêsu tiếp tục yêu thương con không ? – Tiếp tục chứ. » Đó là cuộc đối thoại được Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả trong buổi tiếp kiến chung ngày 2/6/2021.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 35. NIỀM XÁC TÍN ĐƯỢC LẮNG NGHE
Đức Phanxicô có loạt bài giáo lý về cầu nguyện rất thực tế và gần gũi, đặc biệt trong thời gian cầu nguyện cho đại dịch chấm dứt này. Những loạt bài này soi sáng đức tin của người Kitô hữu.
« Trong việc cầu nguyện, chính Thiên Chúa phải hoán cải chúng ta, chứ không phải chúng ta phải hoán cải Thiên Chúa », Đức Thánh Cha nhấn mạnh như thế trong bài giáo lý về niềm xác tín được Thiên Chúa lắng nghe trong lời cầu nguyện, ngày 26/5/2021,và đồng thời mời gọi các Kitô hữu hãy có sự kiên nhẫn và lòng khiêm tốn khi cầu nguyện.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 34. SỰ PHÂN TÂM, KHÔ KHAN VÀ NGUỘI LẠNH
« Anh chị em hãy có can đảm nói với Thiên Chúa : nhưng tại sao… ? », Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích các tín hữu trong buổi tiếp kiến chung hôm 19/5/2021. Và thậm chí « nổi giận một chút cũng tốt », để « lôi kéo trái tim của Cha chúng ta đến nỗi khốn khổ của chúng ta, đến sự khó khăn của chúng ta, đến cuộc sống của chúng ta ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 33 . CHIẾN ĐẤU KHI CẦU NGUYỆN
« Lời cầu nguyện làm được điều kỳ diệu, vì lời cầu nguyện đi thẳng vào trái tim nhân từ của Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta như một người Cha », Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố như thế trong bài giáo lý hôm thứ Tư 12/5/2021, về việc chiến đấu trong đời sống cầu nguyện.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 32. CẦU NGUYỆN CHIÊM NIỆM
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em !
Chúng ta tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện và trong bài giáo lý này, tôi xin dừng lại ở việc cầu nguyện chiêm niệm.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 31. SUY NIỆM
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em !
Hôm nay, chúng ta nói về hình thức cầu nguyện này : suy niệm (nguyện gẫm). Đối với một Kitô hữu, « suy niệm », đó là tìm kiếm một tổng hợp : điều đó có nghĩa là đặt mình trước trang sách lớn của Mạc Khải để nỗ lực biến nó trở thành của chúng ta, bằng cách đảm nhận nó cách trọn vẹn. Và người Kitô hữu, sau khi đã đón nhận Lời Chúa, không giữ Lời đó khép kín nơi mình, vì Lời này phải gặp gỡ « một cuốn sách khác », mà sách Giáo lý gọi là « cuốn sách cuộc sống » (x. GLGHCG, số 2706). Đó là những gì chúng ta cố gắng làm mỗi lần chúng ta suy niệm Lời Chúa.