TÒA THÁNH BẢO VỆ VAI TRÒ CỦA CÁC BẬC CHA MẸ TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON CÁI

Written by xbvn on Tháng Bảy 7th, 2021. Posted in Gia đình, Luân lý, Thế Giới, Tý Linh

Điều quan trọng là « tránh nguy cơ đối lập ‘các quyền của các bậc cha mẹ’ với ‘các quyền của con cái’, như thể đó là những bộ quy tắc tự trị mâu thuẫn nhau được đặt trên cơ sở bình đẳng ». Đó là nhận xét của phái đoàn Sứ mạng thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác ở Genève.

Phái đoàn của Tòa Thánh đã tham dự khóa họp lần thứ 47 của Hội đồng nhân quyền, ngày 2/7/2021, ở Genève và đã phát biểu về báo cáo « đề cập hai thách đố khác nhau, đó là trí tuệ nhân tạo và đời sống riêng tư và, cả đời sống riêng tư của trẻ em ».

Tòa Thánh nhấn mạnh rằng « một lối tiếp cận bao gồm và hỗ trợ vai trò xây dựng…của các bậc cha mẹ trong việc bảo vệ và giáo dục con cái của mình » là cần thiết.

Phái đoàn bày tỏ « mối quan ngại sâu sắc trước lối tiếp cận tiêu cực được Báo cáo viên đặc biệt thông qua trong đó các quyền của con cái đối lập với các quyền và trách nhiệm chính đáng của các bậc cha mẹ ».

Một hệ thống « bàn về các quyền cách trừu tượng, tách rời với các giá trị sẵn có và phổ quát, có nguy  cơ làm xói mòn lý do hiện hữu của chúng », phái đoàn nhấn mạnh. « Nói cách khác, con cái cần cha mẹ của mình. Cha mẹ rất quan trọng đối với sự phát triển con người toàn diện của chúng, hướng dẫn chúng để chúng lớn lên trong sự tự quản cá nhân của chúng cũng như trong trách nhiệm của chúng trong gia đình ».

Tòa Thánh khẳng định rằng « giá trị nền tảng làm cơ sở cho các quyền của trẻ em là sự phát triển lành mạnh, tổng thể và toàn diện của trẻ em ». Sự phát triển đích thực « phải quan tâm đến mọi chiều kích của nhân vị, bao gồm cả các bình diện trí thức, tình cảm, tinh thần và luân lý ». Đó là lý do tại sao Công ước liên quan đến các quyền trẻ em « nhìn nhận rằng các bậc cha mẹ có những trách nhiệm riêng biệt, những quyền lợi và nghĩa vụ, theo cách tương thích với sự tiến triển các khả năng của trẻ em, cung cấp một định hướng và những lời khuyên thích hợp trong việc thực thi các quyền được nhìn nhận trong  Công ước về quyền trẻ em, bao gồm cả quyền được đời sống riêng tư ».

Đó cũng là sự an toàn kỹ thuật số của các trẻ em : « Điều quan trọng bậc nhất là đề cập cách hữu hiệu hơn việc bảo vệ phẩm giá các trẻ em trong thế giới kỹ thuật số, một nỗ lực vốn kêu gọi một sự hợp tác thực sự và một sự dấn thân vững chắc về phía mỗi thành viên trong xã hội của chúng ta, từ các doanh nhân đến các nhà giáo dục và nhất là các bậc cha mẹ ».

Khả năng của các bậc cha mẹ « giám sát và kiểm soát việc sử dụng các thiết bị điện tử của các trẻ em – không hề vi phạm quyền sống riêng tư của trẻ em – là một phương tiện quan trọng để cổ võ và bảo vệ phẩm giá và các quyền của chúng ».

Tòa Thánh kết luận « rằng luật quốc tế không công nhận cái gọi là quyền ‘được thông tin và dịch vụ tính dục về mặt sinh sản’, điều mà ngụ ý quyền tiếp cận các dịch vụ phá thai và kế hoạch hóa gia đình ».

Vả lại, « việc thông báo và/hay sự đồng ý bắt buộc của các bậc cha mẹ đối với các biện pháp ngừa thai theo quy định và việc phá thai, không vi phạm quyền sống riêng tư, nhưng đúng hơn là quyền lợi và bổn phận của các bậc cha mẹ trong việc lượng giá của họ về lợi ích tốt nhất cho con cái của họ ».

Tý Linh

(theo ZENIT)

Le Saint-Siège défend le rôle des parents dans l’éducation des enfants 

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31