TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG VÀ NỀN NGOẠI GIAO, NHỮNG NGUYÊN TẮC LỚN VÀ NHỮNG QUYỀN CỤ THỂ

Written by xbvn on Tháng Một 9th, 2024. Posted in Luân lý, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

Lời chúc truyền thống gửi tới ngoại giao đoàn cạnh Tòa thánh. Trước 180 nhà ngoại giao tập trung tại Dinh Tông tòa, Đức Phanxicô đã xác định vào thứ Hai, ngày 8 tháng 1, các ưu tiên quốc tế của Vatican cho năm 2024, liên quan đến các nơi khác nhau của chiến tranh hoặc các vấn đề toàn cầu. Nhìn lại những nét đặc thù lịch sử trong cách tiếp cận ngoại giao của Tòa Thánh, khiến Giáo hội Công giáo, phổ quát tự bản chất, trở thành tôn giáo duy nhất có quyền tiếp cận các quan hệ ngoại giao.

Là tổ chức tôn giáo duy nhất có một quy chế theo luật pháp quốc tế, Tòa thánh có mạng lưới ngoại giao bao trùm gần như toàn bộ hành tinh. 184 quốc gia hiện đang duy trì quan hệ ngoại giao với Vatican. Đầu tiên là Vương quốc Pháp vào thế kỷ 15, cuối cùng là Vương quốc Hồi giáo Oman vào năm 2023.

Sự quan tâm rõ ràng của các Nhà nước khi có mặt ở đó chứng tỏ sức mạnh ảnh hưởng của Đức Giáo hoàng và mạng lưới thông tin độc đáo đến Vatican bởi các Giáo hội và cộng đồng địa phương từ khắp nơi trên thế giới. Tòa Thánh không bảo vệ bất kỳ lợi ích thế tục hay vật chất nào, vì mục tiêu của Tòa Thánh là luân lý hoặc nhằm bảo vệ các cộng đồng Công giáo trên toàn thế giới. Tính độc đáo của chính sách ngoại giao này của Tòa Thánh đã phát triển như thế nào trong suốt lịch sử hiện đại và đương đại? Được gặp gỡ tại Hội Thừa sai Hải ngoại Paris trong một hội nghị chuyên đề về ngoại giao của Tòa Thánh, Giáo sư danh dự Claude Prudhomme, nhà sử học về chiến lược truyền giáo của Tòa thánh, phác họa một cái nhìn tổng quan.

Delphine Allaire: Làm thế nào xác định ngoại giao của Tòa Thánh, đâu là những đặc điểm truyền thống của nó so với nền ngoại giao Nhà nước cổ điển?

Claude Prudhomme : Kể từ thế kỷ 19, khi Đức Giáo hoàng không có Nhà nước thế tục nữa, ngài phải xác định lại chức năng của mình. Vị Giáo hoàng đầu tiên, khi tìm cách khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, đã rất nhanh chóng hiểu rằng chính với tư cách là sự quy chiếu tinh thần, với tư cách là một con người của hòa bình mà ngài có thể làm như vậy. Đức Lêô XIII (Giáo hoàng từ 1878 đến 1903) đã bắt đầu bằng việc tự đề nghị làm người hòa giải trong các cuộc xung đột vũ trang, nhưng bằng cách đứng trên chúng. Nền ngoại giao của Đức Giáo hoàng trước hết được nuôi dưỡng bằng con đường mới này để triều đại giáo hoàng tìm được chỗ đứng của mình trong thế giới ngày nay. Trong một thời gian dài, điều này bị hạn chế vì Đức Giáo hoàng phát biểu mà không có sự hỗ trợ của nhà nước cho phép ngài hiện diện trong các tổ chức. Tiếng nói của ngài có hiệu lực, nhưng từ khi có hội nghị quốc tế, ngài không thể có người đại diện. Điều này bắt đầu có thể thực hiện được vào ngày Thành quốc Vatican được thành lập vào năm 1929, cho phép Tòa thánh vừa là một thực thể tôn giáo vừa có sự hỗ trợ của nhà nước.

Delphine Allaire: Đâu là những đặc điểm thường xuyên trong chính sách ngoại giao của Đức Giáo hoàng trong thời hiện đại và đương đại?

Claude Prudhomme : Nền ngoại giao của Vatican có hai khía cạnh. Khía cạnh đầu tiên là nhắc lại các nguyên tắc. Trong quá trình đào tạo của mình, các nhà ngoại giao được dạy rằng trước hết họ ở đó để nhắc lại các giá trị tôn giáo mà một người Công giáo phải có thể đề dựa vào. Khía cạnh thứ hai liên quan đến việc áp dụng các nguyên tắc này vào các vấn đề cụ thể. Các Giáo hội hôm qua cũng như ngày nay cần có tự do tôn giáo và những bảo đảm cụ thể. Các nhà ngoại giao đang làm việc để có được các quyền được pháp luật công nhận và để đảm bảo việc tôn trọng chúng.

Điều này đôi khi đặt ra vấn đề và không chỉ ở các chế độ cộng sản: tại sao lại cho phép tiền từ nước ngoài đến hỗ trợ một Giáo hội vốn là một Giáo hội nước ngoài? Để phá vỡ điều này, và đây cũng là vai trò của các nhà ngoại giao, cần phải cho thấy rằng mục đích của các tổ chức địa phương này, nói chung là xã hội hoặc giáo dục, vốn cởi mở, không phải vì một quyền lực nào đó, nhưng là để phục vụ xã hội. Chúng ta nhận rõ thấy Đức Phanxicô ở đây. Đôi khi, điều đó là không thể. Chẳng hạn, Đức Thánh Cha Bênêđictô XV (1914-1922) là người đầu tiên phải trả giá cho điều đó, vì, vào thời đó, ngài là người có tầm cỡ quốc tế duy nhất nói rằng Thế Chiến I là một vụ thảm sát giữa những người anh em, và nó phải được chấm dứt ngay lập tức. Ngài bị cả hai phía buộc tội là kẻ phản bội vì ngài không muốn ủng hộ họ. Nếu bạn không ủng hộ một bên, bạn sẽ trở thành đối thủ của bên kia, nhưng cuối cùng là cả hai. Thời sự nóng hổi nhất của chúng ta đang chứng tỏ điều đó. Có những lúc không thể khiến người ta chấp nhận rằng chúng ta không đứng về phía nào. Nếu bạn thực hiện một cử chỉ hay nói một lời nào đó mà trong tâm bạn có ý định cố gắng làm dịu tâm trí, thì tự động những người mong muốn hòa bình không đến sẽ đổ lỗi cho bạn về điều đó.

Điều này xuyên suốt mọi thời đại và khiến Giáo hội rất miễn cưỡng đối với một số hình thức chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt khi chúng có hệ quả là các hình thức thống trị. Trong những năm qua, chính sách ngoại giao của Đức Giáo hoàng đã hướng nhiều hơn đến việc hỗ trợ và phổ biến các nguyên tắc lớn, và trên bình diện cụ thể, một lần nữa, cho phép Giáo hội, đặc biệt là ở các quốc gia nơi mà Giáo hội mong manh và thiểu số, có thể sống và tồn tại.

Delphine Allaire: Nền ngoại giao của Vatican đã dần dần hòa nhập vào sự hòa hợp của các quốc gia, vào chủ nghĩa đa phương như thế nào và nó đã thiết lập được những mối quan hệ đặc biệt nào với Liên Hợp Quốc?

Claude Prudhomme : Một trong những thành công lớn của nền ngoại giao không điển hình của Tòa thánh là đã thành công trong việc biến sự mong manh, sự vắng mặt của một Nhà nước, thành một sức mạnh. Người ta không thể buộc tội nó theo đuổi các mục tiêu chính trị, kinh tế hoặc quân sự. Khi Liên Hợp Quốc mời gọi Đức Phaolô VI phát biểu trong Đại hội đồng, tổ chức này trước tiên nhìn thấy ở đó một sức mạnh, hoặc mang tính triết lý đối với một số người, hoặc mang tính tâm linh đối với những người khác, một bài phát biểu mà chính xác không phải là bài phát biểu thường được đưa ra bởi các nguyên thủ quốc gia.

Như người ta vẫn thường nói ở Rôma, để định nghĩa Tòa thánh là gì, nó là sui generis (thể loại riêng) từ tiếng Latinh, để nói rằng Tòa thánh không thuộc về bất kỳ phạm trù nào. Nó là đặc thù. Nó có thể không nói những gì những người khác nói khi ngồi vào bàn của các Nhà nước, điều mà không một tôn giáo nào khác có được. Không có đại diện nào của Phật tử, Hồi giáo hay Tin lành, vốn có thể phát biểu bằng cách khiến bản thân được lắng nghe vượt xa niềm tin của chính họ, có khả năng có một bài phát biểu thuộc loài này.

Delphine Allaire: Đối với các Nhà nước, đâu là vấn đề chính của việc công nhận ngoại giao cạnh Tòa Thánh ?

Claude Prudhomme : Vấn đề thiết yếu khi người ta ở Rôma, và điều này kể từ thế kỷ XIX, tất cả các đại sứ, đặc biệt là người Pháp, tại Tòa thánh, đều nói: chính ở Rôma, cạnh Tòa thánh mà người ta tìm thấy nhiều thông tin nhất về những gì đang xảy ra trên thế giới.

Chúng ta đang đối diện với các mạng lưới thông tin và ảnh hưởng tiềm năng mà họ không thể nhịn được. Trước hết, đó là nơi có thông tin. Các kho lưu trữ của Phủ Quốc vụ khanh và các kho lưu trữ của các xứ truyền giáo được gọi là Truyền bá Đức tin không có tương đương trên thế giới. Đây là nơi duy nhất mà thông tin và các vấn đề từ khắp nơi trên thế giới đến một cách không xác định, không rõ ràng.

Bạn đã bị ra khỏi trung tâm, bạn không còn nhìn thế giới từ Pháp, Anh, Đức hay Hoa Kỳ, bạn nhìn nó từ Rôma, một nơi ngoài mặt đất nếu tôi dám nói thế, bởi vì điều đó đến từ khắp mọi nơi, với những phát ngôn và yêu cầu hoàn toàn trái ngược nhau. Và cần phải làm với tất cả điều đó. Các đại sứ nhận thức sâu sắc về điều này. Chính sách ghế trống rất nguy hiểm khi ở gần trụ sở của Phêrô.

————————————-

Tý Linh chuyển ngữ

(nguồn : Vatican News)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30