EMMANUEL FALQUE: “TRONG SỰ PHỤC SINH, CHÚNG TA SẼ TRỌN VẸN LÀ CHÍNH MÌNH”
Trong cuốn sách mới nhất của mình, La Chair de Dieu, triết gia Emmanuel Falque bắt đầu suy tư về tính chất thể của thân xác phục sinh trong thần học Kitô giáo, bằng cách đọc lại các sự kiện trong những ngày Tam Nhật Vượt Qua, đặc biệt là việc xuống âm phủ vào Thứ Bảy Tuần Thánh.
TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ: THIÊN CHÚA LÀ SỨC MẠNH VÔ HẠN TRONG VIỆC XÓA MÌNH ĐI
“Khi các ông treo Con Người lên, các ông sẽ hiểu rằng ‘TA LÀ’”. Nhà giảng thuyết của Phủ Giáo hoàng như muốn nói rằng chúng ta sẽ chỉ biết Thiên Chúa là ai từ thập giá. Vào Thứ Sáu Tuần Thánh ngày 29 tháng 3 này, trong bài giảng nhân dịp cử hành Cuộc Thương Khó của Chúa, ĐHY Raniero Cantalamessa đã nhắc lại rằng mối quan tâm của Chúa Giêsu phục sinh không phải là làm bối rối kẻ thù của Người, mà là ngay lập tức trấn an các môn đệ lạc lối của Ngài.
ĐÀNG THÁNH GIÁ CỦA ĐỨC PHANXICÔ, LÒNG TRẮC ẨN GIỮA NHỮNG SỰ KẾT ÁN
Tối 29/3/2024, tại Đấu trường Colisée, Đàng Thánh Giá đã kết hiệp 25.000 tín hữu đang hiện diện với sự đau khổ của Chúa Kitô. Như vào năm 2023, từ Vatican, Đức Phanxicô đã theo dõi buổi cử hành này, một buổi cử hành tạo thành một trong những khoảnh khắc mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của thành phố Rôma.
MỘT ĐÀNG THÁNH GIÁ ĐỂ XOA DỊU SỰ MỆT MỎI CỦA CHÚA KITÔ
Đọc lại bản văn của thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Jean-Jacques Riou tự hỏi, ở chân 14 chặng Đàng Thánh Giá, làm thế nào để đến trợ giúp Chúa Kitô đau khổ. Một cuốn sách suy niệm nhỏ cho Thứ Sáu Tuần Thánh.
TRƯỚC MẶT CÁC TÙ NHÂN, ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI HỌ ĐỪNG MỆT MỎI CẦU XIN SỰ THA THỨ
Đức Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ Tiệc Ly, tại nhà tù Rebibbia ở Rôma, dành cho nữ giới. Trước một cộng đoàn gồm các nữ tù nhân và nhân viên nhà tù, ngài nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cầu xin Chúa ơn tha thứ và noi gương Ngài trong ơn gọi phục vụ.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU NĂM 2024 : HÃY CHÚ Ý ĐẾN THÓI ĐẠO ĐỨC GIẢ GIÁO SĨ
Vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 28/3/2024, Đức Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ làm phép Dầu tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Tập trung bài giảng vào “lòng thống hối”, ngài nhắc nhở các mục tử của Giáo hội, noi gương thánh Phêrô, hãy biết khóc cho chính mình, cho thói giả hình giáo sĩ của mình, và đồng thời liên đới trong tinh thần thương xót và biết bao dung với yếu đuối của tha nhân
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 13. NHÂN ĐỨC KIÊN NHẪN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Tiếp tục loạt bài giáo lý của chúng ta về các nhân đức, giờ đây chúng ta chuyển sang nhân đức kiên nhẫn, một đức tính có mẫu mực cao cả nhất là gương Chúa Giêsu trong cuộc Thương Khó của Người.
LẦN ĐẦU TIÊN ĐỨC PHANXICÔ VIẾT BÀI SUY NIỆM ĐÀNG THÁNH GIÁ
Lần đầu tiên, bài suy niệm Đàng Thánh Giá ở Rôma được viết bởi chính Đức Thánh Cha. Phòng Báo chí Tòa Thánh giải thích: “Một hành vi suy niệm và tâm linh, với Chúa Giêsu là trung tâm, trong khuôn khổ Năm Cầu nguyện được Đức Thánh Cha công bố”. Sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đàng Thánh Giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh, theo truyền thống diễn ra ở Rôma gần Đấu trường Colisée, vẫn được duy trì.
TUẦN THÁNH : TAM NHẬT VƯỢT QUA LÀ GÌ ?
Từ chiều Thứ Năm Tuần Thánh đến Chúa Nhật Phục Sinh, các Kitô hữu cử hành mầu nhiệm trung tâm của đức tin của mình : cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô.
ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG GIẢNG LỄ CHÚA NHẬT LỄ LÁ 2024
Khai mạc Tuần Thánh với Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá, Đức Phanxicô đã quyết định không đọc bài giảng trong Lễ Lá vào ngày 24 tháng 3 năm 2024. Một khả năng được dự kiến bởi nghi thức dành cho Chúa Nhật Lễ Lá và cuộc Thương Khó.
ĐỨC PHANXICÔ CỬ HÀNH CHÚA NHẬT LỄ LÁ 2024 VÀ KINH TRUYỀN TIN
Đức Phanxicô đã chủ sự Lễ Lá và Cuộc Thương Khó của Chúa tại Quảng trường Thánh Phêrô vào Chúa ngày 24/3/2024. Một thánh lễ không có bài giảng, trong đó Đức Phanxicô muốn dành chỗ cho sự im lặng và suy niệm về Cuộc Thương Khó. Trước khi đọc Kinh Truyền Tin, ngài mời gọi các Kitô hữu « mở lòng ra với Chúa Giêsu », « một vị vua khiêm tốn và hòa bình », « chỉ có Người mới có thể giải thoát chúng ta khỏi sự gian ác, hận thù và bạo lực »; đồng thời kêu gọi « học nơi Mẹ cách ở gần Chúa Giêsu trong những ngày Tuần Thánh, để đạt đến niềm vui Phục Sinh ».
“MỘT BẦU KHÍ MANG TÍNH XÂY DỰNG” TẠI VATICAN GIỮA GIÁO TRIỀU VÀ CÁC GIÁM MỤC ĐỨC
Cuộc đối thoại bắt đầu vào năm 2022 giữa Tòa Thánh và HĐGM Đức vẫn tiếp tục. Các cuộc thảo luận tại Vatican vào thứ Sáu 22/3/2024 liên quan đến các vấn đề thần học được khơi lên trong các tài liệu của “Con đường Công nghị” của Giáo hội ở Đức. Cuộc họp tiếp theo được lên kế hoạch trước mùa hè này.
NGUYÊN GIÁM MỤC GIÁO PHẬN BRUGES BỊ TRỤC XUẤT KHỎI HÀNG GIÁO SĨ
Bị buộc tội tấn công tình dục mà ngài đã thừa nhận, nguyên giám mục giáo phận Bruges vừa bị cách chức linh mục và bị Đức Phanxicô tước chức giám mục. Một thông cáo báo chí từ Toà khâm sứ Bỉ nêu rõ rằng ngài yêu cầu được cư trú tại một nơi hưu trí để chuyên tâm cầu nguyện và sám hối.
CÁC NHÀ SỬ HỌC NÓI GÌ VỀ SỰ TỒN TẠI CỦA CHÚA GIÊSU?
Chúa Giêsu có thực sự tồn tại không? Triết gia Michel Onfray lập luận rằng không trong cuốn Lý thuyết về Chúa Giêsu của ông, được xuất bản vào tháng 11/2023. Luận đề về huyền thoại này có cơ sở không? Các sử gia nói gì về Chúa Giêsu?
ĐỨC PHANXICÔ: “PHẢI LÀM MỌI THỨ CÓ THỂ ĐỂ ĐÀM PHÁN VÀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH”
Đức Thánh Cha kết thúc buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư ngày 20/3/2024 bằng việc mời gọi các tín hữu phó thác Ucraina và Thánh Địa cho sự chuyển cầu của thánh Giuse. Ngài cũng nhắc lại yêu cầu đàm phán vì hòa bình và khuyến khích người Ba Lan bảo vệ sự sống từ khởi đầu cho đến kết thúc.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 12. NHÂN ĐỨC KHÔN NGOAN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, bài giáo lý hôm nay tập trung vào nhân đức khôn ngoan, một trong những nhân đức bản lề. Đức khôn ngoan là khả năng điều khiển các hành động để hướng chúng đến sự thiện. Người khôn ngoan không lựa chọn cách ngẫu nhiên, họ suy nghĩ về các tình huống trước khi quyết định con đường mình đi.
SẮC CHỈ CỦA ĐỨC THÁNH CHA VỀ NĂM THÁNH 2025 SẼ ĐƯỢC CÔNG BỐ VÀO NGÀY 9/5/2024
Truyền thống quy định rằng mỗi năm thánh được tuyên bố bằng việc công bố một Sắc chỉ Triệu tập của Đức Giáo hoàng. Qua “Sắc chỉ”, chúng ta muốn nói đến một tài liệu chính thức, thường được viết bằng tiếng Latinh, có đóng dấu của Đức Giáo hoàng, mà hình thức của nó mang lại danh xưng cho chính tài liệu.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM B: TRAO BAN VÀ THA THỨ, LÀM RẠNG NGỜI VINH QUANG THIÊN CHÚA
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật, ngày 17/3/2024, Đức Phanxicô tập trung suy niệm về Thập Giá, như biểu hiện tối cao của vinh quang Thiên Chúa. Một vinh quang không tương xứng với vinh quang mà thế gian ban tặng, vốn tập trung vào sự thành công chóng qua, nhưng đúng hơn là sự mặc khải về khuôn mặt đích thực của lòng thương xót Thiên Chúa qua sự trao ban và sự tha thứ của Chúa Kitô.
KITÔ HỮU Ở NHẬT BẢN, MỘT LỊCH SỬ ĐẦY BIẾN ĐỘNG
Một cuộc triển lãm tại Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP), cho đến ngày 13/7/2024, vạch lại toàn bộ lịch sử Công giáo ở Nhật Bản, được kể lại thông qua một bộ sưu tập phong phú về các vật dụng đạo đức, tác phẩm nghệ thuật, ảnh chụp… Người ta khám phá ở đó làm thế nào Kitô giáo tồn tại qua một thời gian dài bị bách hại.