SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ V (2021) : « NGƯỜI NGHÈO, CÁC ÔNG SẼ LUÔN CÓ BÊN MÌNH »
Trong sứ điệp được công bố ngày 14/6/2021 cho Ngày thế giới người nghèo lần thứ V (14/11/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các chính phủ trên toàn thế giới xây dựng « một mô hình xã hội hướng đến tương lai, có khả năng đối diện với những hình thức mới của sự đói nghèo ». Mời gọi thay đổi cách nhìn về người nghèo, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: « Lối sống chủ nghĩa cá nhân là đồng lõa với sự nghèo đói, và thường trút lên người nghèo mọi trách nhiệm về thân phận của họ. Nhưng sự nghèo đói không phải là kết quả của số phận, nó là một hậu quả của tính ích kỷ ».
DIỄN VĂN CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA HIỆP HỘI RETROUVAILLE : KHỦNG HOẢNG LÀ MỘT PHẦN CỦA LỊCH SỬ CỨU ĐỘ
« Khủng hoảng là một phần của lịch sử cứu độ. Và cuộc sống của con người không phải là một cuộc sống trong phòng thí nghiệm hay một cuộc sống được khử trùng », Đức Phanxicô nhắc nhở như thế, hôm 6/11/2021 trong diễn văn cho các thành viên của Hiệp hội « Retrouvaille » (« Nối lại tương quan »), một phong trào ở Ý nhằm nâng đỡ tinh thần cho các đôi bạn đang gặp khó khăn.
TRADITIONIS CUSTODES : ĐHY SARAH KHÔNG MUỐN TẠO RA LUẬN CHIẾN
Cuốn sách “From Benedict’s Peace to Francis’s War*”, đặt vấn đề về Tự sắc “Traditionis Custodes” của Đức Phanxicô, đã được xuất bản mà một số tác giả không ý thức đến các ẩn khuất thực sự của dự án biên tập.
BẢO VỆ NGÔI NHÀ CHUNG : TỪ CÔNG ĐỒNG VATICAN II ĐẾN LAUDATO SI’
Từ công đồng Vatican II, ngang qua lời kêu gọi của Đức Phaolô VI đối với hội nghị Stockholm vào năm 1972, cho đến khi công bố thông điệp Laudato Si’, Tòa Thánh, bằng một lôgíc về sự phát triển toàn diện, đã là người tiên phong trong việc bảo vệ môi trường.
NĂM NAY, ƠN TOÀN XÁ CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI CŨNG ĐƯỢC MỞ RỘNG TRONG THÁNG MƯỜI MỘT
Do đại dịch đang tiếp diễn và các biện pháp được thực hiện để ngăn chặn nó, Tòa Xá Giải Tối Cao đã đáp ứng yêu cầu của nhiều Giám mục bằng cách công bố một sắc lệnh thông báo việc kéo dài ơn toàn xá như vào năm 2020.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO TỔ CHỨC CENTESIMUS ANNUS – PRO PONTIFICE : HỌC THUYẾT XÃ HỘI, MỘT KHO TÀNG CỦA TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI
Hôm 23/10/2021, trong buổi tiếp kiến các tham dự viên của hội nghị quốc tế của Tổ chức Centesimus Annus – Pro Pontifice, được tổ chức tại Vatican từ 21 đến 22 tháng Mười năm 2021, với chủ đề : « Liên đới, hợp tác và trách nhiệm : những phương thuốc để đấu tranh chống lại những bất công, bất bình đẳng và loại trừ », Đức Phanxicô đã kêu gọi « trên mảnh đất bị ô nhiễm bởi sự thống trị của tài chính, chúng ta cần nhiều hạt giống nhỏ làm nảy mầm một nền kinh tế công bằng và ích lợi, nhân bản và xứng đáng với con người ».
MỘT HOA TRÁI CỦA GIÁO HỘI HIỆP HÀNH: TRÁCH NHIỆM QUAN TRỌNG CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC TRONG CÁC BẢN DỊCH PHỤNG VỤ
Đức cha Roche xác định vai trò của các Hội đồng Giám mục trong các bản dịch các bản văn phụng vụ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT. BÀI 12: TỰ DO ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG TÌNH YÊU
“Đặc biệt trong thời điểm lịch sử này, chúng ta cần tái khám phá chiều kích cộng đồng, chứ không phải chủ nghĩa cá nhân, của tự do: đại dịch đã dạy chúng ta rằng chúng ta cần nhau, […]. Chúng ta hãy nói và tin rằng tha nhân không phải là một trở ngại cho sự tự do của tôi, nhưng đúng hơn họ là khả năng để thể hiện nó cách trọn vẹn.” Đức Phanxicô đã kêu mời các Kitô hữu như thế trong bài giáo lý thứ 12 về Thư gởi tín hữu Galát, bàn về “Tự do được thể hiện trong tình yêu”, tại buổi tiếp kiến chung hôm 20/10/2021.
NHỮNG LỜI KÊU GỌI « NHÂN DANH THIÊN CHÚA » CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI NẮM QUYỀN TRÊN TRÁI ĐẤT
Trong một sứ điệp video, hôm 16/10/2021, nói với các tham dự viên của cuộc hội ngộ thế giới lần thứ tư của các phong trào nhân dân, Đức Phanxicô đã đưa ra một lời kêu gọi mạnh mẽ cho các quyền lực trên hành tinh để họ hành động vì một thế giới công bằng, liên đới và huynh đệ hơn.
LỜI CHÀO VÀ PHÉP LÀNH ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN-PHAOLÔ II
Ngày 16/10/1978 là một ngày thứ Hai. Ngày này làm nhớ đến những lời lịch sử của Đức Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II vào buổi chiều ngày ngài được bầu lên ngôi giáo hoàng, từ ban công ban phép lành của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ NHÂN NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO LẦN THỨ 95 : « CHÚNG TÔI KHÔNG THỂ NÍN LẶNG VỀ ĐIỀU CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY VÀ ĐÃ NGHE » (Cv 4, 20)
“Ơn gọi truyền giáo không phải là điều gì đó của quá khứ hay là một kỷ niệm lãng mạn của ngày xa xưa. Hôm nay, Chúa Giêsu cần đến những tâm hồn có khả năng sống ơn gọi của mình như là một câu chuyện tình yêu đích thực, làm cho họ đi ra đến các vùng ngoại biên của thế giới và trở thành những sứ giả và những dụng cụ của lòng trắc ẩn. Và đó là lời kêu gọi mà Ngài nói với mọi người, cho dù không theo cùng một cách thức.” Đó là lời kêu gọi của Đức Phanxicô trong Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền Giáo 2021.
MẠNG XÃ HỘI VÀ CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ TRUYỀN THÔNG : CẢNH BÁO CỦA ĐỨC PHANXICÔ
Đang khi Facebook bị cáo buộc thờ ơ với những nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng độc hại của các mạng xã hội phe nhóm trên thanh thiếu niên, nhật báo La Croix điểm lại các can thiệp khác nhau của Đức Giáo hoàng về chủ đề kỹ thuật số. Đặc biệt ngài tố giác một chủ nghĩa tiêu thụ truyền thông và nguy cơ « ôm nhiễm tinh thần ».
AL-TAYYEB : FRATELLI TUTTI, MỘT THÔNG ĐIỆP CŨNG QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI NGƯỜI HỒI GIÁO
Đại Giáo sĩ Hồi giáo của Al-Azhar nói với truyền thông của Vatican về mối tương quan của ngài với Đức Phanxicô : « Ngay từ giây phút đầu tiên của cuộc gặp gỡ của chúng tôi, tôi đã xác nhận rằng ngài là một con người của hòa bình và lòng nhân ái. Thông điệp của ngài là một lời kêu gọi tạo nên một tình huynh đệ đích thực nơi đó không có chỗ cho sự phân biệt kỳ thị dựa trên sự khác biệt tôn giáo, chủng tộc, giới tính hay các hình thức bất bao dung khác ».
BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG NGHI THỨC BẾ MẠC CUỘC GẶP GỠ CẦU NGUYỆN CHO HÒA BÌNH : CÁC TÔN GIÁO VÀ CÁC NỀN VĂN HÓA ĐỐI THOẠI « CÁC DÂN TỘC ANH EM, TRÁI ĐẤT TƯƠNG LAI »
« Đó không phải là những lời rỗng tuếch, nhưng là những yêu cầu khẩn thiết mà chúng ta thực hiện vì lợi ích của anh chị em của chúng ta, chống lại chiến tranh và sự chết, nhân danh Đấng là bình an và sự sống. Ít vũ khí hơn và nhiều thực phẩm hơn, ít giả hình hơn và nhiều minh bạch hơn, nhiều vắcxin hơn được phân phối cách công bằng và ít súng đạn được bán cách thiếu thận trọng hơn. Thời gian hiện nay đòi buộc chúng ta trở nên tiếng nói của nhiều tín hữu, của những người chất phác và không vũ trang, mệt mỏi với bạo lực, để những người có trách nhiệm với công ích dấn thân, không chỉ lên án chiến tranh và chủ nghĩa khủng bố, nhưng còn tạo ra những điều kiện để ngăn chặn chúng. »
« FRATELLI TUTTI », ĐỂ TIN MỪNG ĐI VÀO CUỘC SỐNG
Được ký tại Assidi cách đây đúng một năm, ngày 3/10/2020, thông điệp cuối cùng của Đức Giáo hoàng Phanxicô về tình huynh đệ và tình bạn xã hội không phải chỉ là một văn kiện trả lời cho những vấn đề thời sự. Nó nằm trong phạm vi lâu dài, đề nghị một con đường đích thực để đưa nhân loại thoát khỏi vực thẳm hận thù.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI DI DÂN VÀ TỴ NẠN 2021 : HƯỚNG ĐẾN MỘT CHÚNG TA NGÀY CÀNG RỘNG LỚN HƠN
« Chúng ta đừng sợ ước mơ và cùng nhau thực hiện nó như một nhân loại duy nhất », Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi trong sứ điệp cho Ngày thế giới Di dân và Tỵ nạn lần thứ 107, được công bố hôm 6/5/2021. Ngài mời gọi « vượt lên những nỗi sợ hãi của chúng ta » và « biến các biên giới thành những nơi gặp gỡ ưu việt ».
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRƯỚC CỘNG ĐỒNG DO THÁI SLÔVAKIA : « LỊCH SỬ CỦA ANH CHỊ EM LÀ LỊCH SỬ CỦA CHÚNG TÔI, ĐAU KHỔ CỦA ANH CHỊ EM LÀ ĐAU KHỔ CỦA CHÚNG TÔI »
« Lịch sử của anh chị em là lịch sử của chúng tôi, đau khổ của anh chị em là đau khổ của chúng tôi ». Đức Phanxicô bày tỏ lòng tôn trọng sâu xa đối với anh chị em Do Thái như thế trong bài phát biểu trước cộng đồng Do Thái Slôvakia hôm 13/9/2021, tại quảng trường Rybné námestie ở Bratislava.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC, TU SĨ, CHỦNG SINH VÀ CÁC GIÁO LÝ VIÊN SLÔVAKIA: “GIÁO HỘI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT PHÁO ĐÀI”
« Thật đẹp biết bao, một Giáo hội khiêm hạ, không tách mình khỏi thế gian và không nhìn cuộc sống từ xa, nhưng cư ngụ ở đó. Cư ngụ ở bên trong, chúng ta đừng quên điều đó : chia sẻ, bước đi cùng nhau, đón nhận các vấn đề và những mong đợi của con người. Điều đó giúp chúng ta thoát khỏi tính tự quy ngã : trung tâm của Giáo hội không phải là Giáo hội ! Chúng ta hãy thoát khỏi sự lo âu thái quá cho chính chúng ta, cho các cơ cấu của chúng ta, cho cách thức mà xã hội cảm thông với chúng ta. »
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN TỔNG CÔNG NGHỊ DÒNG CÁT MINH : « HÃY COI CHỪNG TÍNH TRẦN TỤC THIÊNG LIÊNG, LÀ ĐIỀU XẤU XA TỒI TỆ NHẤT CÓ THỂ XẢY RA CHO GIÁO HỘI »
Tình bạn với Thiên Chúa, đời sống huynh đệ và sứ mạng, nhưng cả niềm vui và óc hài hước : rất nhiều phương thuốc cho « tính trần tục thiêng liêng » mà Đức Phanxicô đã chỉ ra cho các đan sĩ dòng Cát Minh.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỞI CHO CÁC THAM DỰ VIÊN HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ THÁNH MẪU HỌC : « MẸ LÀ MẸ CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI, KHÔNG PHÂN BIỆT SẮC TỘC VÀ QUỐC TỊCH »
Đức Maria là « điểm quy chiếu cho một nền văn hóa có khả năng vượt qua các rào cản vốn có thể tạo ra những chia rẽ », Đức Phanxicô khẳng định như thế hôm 8/9/2021, trong một Sứ điệp gởi cho các tham dự viên của Hội nghị quốc tế lần thứ 25 về Thánh Mẫu học : « Mẹ là Mẹ của tất cả mọi người, không phân biệt sắc tộc hay quốc tịch ».