CHÍNH QUYỀN VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬT PHÁP CON NGƯỜI

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 7th, 2012. Posted in Gia đình, Luân lý, Nguyễn Thế Bài, Thế Giới

Cuối tháng 09/2012, một quan toà liên bang ở Missouri đã ra phán quyết chống lại tuyên bố của Frank O’Brien rằng sắc lệnh HHS vi phạm tự do tôn giáo của ông bằng việc ép ông hành động ngược với những nguyên tắc đạo đức luân lý mà ông phải giữ với tư cách một tín hữu Công giáo. Quan toà Carol Jackson thay vì thế đã tuyên bố rằng “toà án nầy bác bỏ đề nghị rằng việc đòi hỏi sự hỗ trợ tài chánh gián tiếp của một sự hành nghề, từ đó chính nguyên đơn không làm dựa theo các nguyên tắc tôn giáo, cấu thành một gánh nặng quan trọng lên việc thực hành tôn giáo của nguyên đơn”.

Có một số vấn đề nổi lên từ phán quyết nầy có thể được đề cập đến một cách có ích. Cũng cần phải hiểu rằng vụ kiện nầy là một trong nhiều vụ kiện được trình lên trong nhiều thẩm quyền xét xử liên bang với hy vọng rằng các phán quyết mâu thuẫn nhau từ các quan toà khác nhau sẽ buộc Toà Án Tối Cao giải quyết vấn đề nầy; cho nên vụ kiện nầy không thể coi là cuối cùng.

Tuy nhiên,điều tôi muốn xem xét ở đây là vấn đề nan giải được đặt ra do nhu cầu hiển nhiên đối với chính quyền muốn xác định điều gì có và điều gì không là một tôn giáo,hoặc một giáo huấn tôn giáo,hoặc việc thực hành một trách nhiệm tôn giáo. Vì dường như chính quyền phải xác định những điều như vậy khi cân nhắc các mục tiêu của riêng mình chống lại trách nhiệm bảo vệ tự do tôn giáo của nó. Với người Mỹ, nhu cầu nầy bắt nguồn từ “việc tự do thực hành” tôn giáo được bảo đảm bởi tu chính án đầu tiên vào Hiến Pháp Hoa Kỳ. Đó là một phần của Dự luật Các Quyền nguyên thuỷ, mà không có nó thì tự Hiến Pháp sẽ đã không bao giờ được thông qua. Có những điều tương tự trong các quốc gia phương Tây khác, tất cả đều có một cam kết lý thuyết với tự do tôn giáo

NAN GIẢI VỚI NHÀ NƯỚC, NAN GIẢI VỚI GIÁO HỘI

Không khó khăn để nhìn thấy tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà nhà nước hiện đại phải đương đầu, khi nói đến việc tự do thực hành tôn giáo. Điều khiến điều đó rất dễ nhìn thấy, là tính chất hết sức đa dạng và nhiều mảnh của tín ngưỡng tôn giáo trong thế giới đương thời. Những điều trước đây rất khác biệt,chẳng hạn, trong thời Trung Cổ,khi xã hội phương Tây hưởng sự ổn định của một tôn giáo hoàn toàn trổi vượt lấn lướt dưới một thẩm quyền giáo hội duy nhất. Trong nền văn hoá ấy, đã có một lẫn lộn nhỏ về “tôn giáo” muốn nói lên gì dưới dạng những khẳng định mà các chính phủ thế tục phải tôn trọng. Nhưng trong nền văn hoá riêng của chúng ta, khởi đầu với sự vỡ ra từng mảnh của Ki-tô giáo và sự tràn vào của các ý tưởng tôn giáo từ những vùng khác trên thế giới và nay dưới ảnh hưởng lớn lao của một chù nghĩa cá nhân kiêu ngạo và tự đắc một cách đáng kinh ngạc, tôn giáo đã trở thành bất cứ thứ gì bất kỳ ai muốn tuyên bố rằng nó là. Chắc chắn không thể trông đợi chính quyền bảo vệ mọi điều cuối cùng mà tổ chức nầy hoặc tổ chức nọ có thể tuyên bố nó làm vì bị tôn giáo ràng buộc.

Liệu chính quyền có nên bị đòi buộc, chẳng hạn, phải chuẩn bị cho những luật ăn kiêng của Do Thái giáo hoặc việc tránh những trang thiết bị có lắp động cơ bởi nhóm Amish chăng(*)? Chính quyền phải tán dương chủ nghĩa hoà bình của phái Quaker [Thanh giáo] ư? Chính quyền có cần phải bỏ qua việc dùng nhiều thứ ma tuý trong các nghi lễ tôn giáo của một số hệ thống thờ cúng chăng? Còn về chế độ đa thê của những người Mormons thì thế nào? Những quan điểm đối với tài sản của những người theo thuyết tiên nghiệm? Những tập tục tình dục của triết lý Playboy? Ở đâu, nếu có bất kỳ chỗ nào, một ranh giới hợp lý có thể được vạch ra? Làm thế nào trật tự xã hội thoát khỏi những kết quả của một lý thuyết tự do tôn giáo vốn có thể bao gồm, ở thời đại điền rồ của chúng ta, bất cứ thứ gì và mọi thứ?

Nhưng tất nhiên ngay khi những câu hỏi nầy được nêu lên, người ta cũng thấy tình trạng khó xử mà những kẻ coi tôn giáo của họ một cách nghiêm túc,các giáo hội khác nhau và chính Giáo Hội, phải đối mặt. Vì nhà nước rõ ràng là không có khả năng chuyên môn để xét đoán sự thật hay sự giả dối của tín ngưỡng tôn giáo,để xác định xem nhóm các tín ngưỡng nầy cấu thành một tôn giáo đích thực,trong khi nhóm kia lại không phải; để xác định những hoạt động nào có thể được hiểu là tôn giáo một cách đáng nói hoặc để quyết định liệu một con  người đặc biệt nào đó có đạo hay không.

Người ta phải khó khăn lắm mới hạn chế dùng từ “có tôn giáo” cho những đại diện chính thức của một tổ chức tôn giáo,mà trong bất luận trường hợp nào cũng không giải quyết được vấn nạn nầy hoặc định nghĩa tự do tôn giáo chỉ là tự do thờ phượng,mà ít nhất không làm trái ngược với chính tôn giáo. Tuyên bố nầy của hầu như mọi tôn giáo là nó đòi hỏi một lối sống đặc biệt và tất cả các nhà tu hành lớn đều tin cách sống nầy thâm nhập vào mọi điều mà một người làm. Và trong khi các tôn giáo khác Ki-tô giáo có thể thiếu nội dung luân lý đạo đức trên quy mô lớn, thì các tôn giáo lớn trên thế giới, nhất là những tôn giáo chịu ảnh hưởng truyền thống Kitô giáo – Do Thái giáo,nhìn thấy Thiên Chúa là có phẩm hạnh tối cao. Vì vậy tôn giáo là một cái gì không chỉ hướng dẫn các nghi thức,mà là mọi khía cạnh của cách ăn ở đạo đức. Làm sao chính quyền của con người xác định được cái gì là và cái gì không là “tôn giáo”? Làm sao để phán quyết những cách ăn ở nào kêu gọi sự bảo vệ tôn giáo?

NHỮNG KHIẾM KHUYẾT VÀ HIỂM HOẠ CỦA CHỦ NGHĨA THỰC CHỨNG DỰA TRÊN PHÁP LUẬT

Tự nó luật pháp con người không thể giải quyết hữu hiệu những vấn đề nan giải nầy. Thực tế, các hệ thống pháp lý hiện đại – gồm cả hệ thống luật pháp và toà án Mỹ – tự làm hỏng mình về các vấn đề tôn giáo chính là do chúng giả định rằng tất cả những gì chúng phải làm với luật pháp của con người – nghĩa là bất cứ sự gì những nhà viết hiến pháp chọn viết ra,bất cứ điều gì các nhà lập pháp chọn ban hành và bất cứ điều gì các quan toà chọn để phán quyết. Sự hạn chế tự đặt cho mình nầy làm theo danh nghĩa chủ nghĩa thực chứng pháp lý và nó phản ảnh niềm tin hiện đại sai lầm – hoàn toàn xa lạ với truyền thống luật pháp Tây phương bao quát hơn – rằng quy tắc luật pháp hoàn toàn hệ ở bất cứ nào luật pháp của con người đã được ban hành,không hơn không kém. Theo cách giải thích về thực tế nầy,thì không có một tiêu chuẩn ngoại tại nào dựa vào đó chính luật pháp của con người có thể bị xét đoán.

Hầu hết mọi trường luật Tây phương nay ăn rễ trong chủ nghĩa thực chứng pháp lý và dù đã rõ ràng ngay từ phần đầu của bài nầy rằng chủ nghĩa thực chứng pháp lý không đủ khả năng để giải quyết ít nhất một trong những vấn đề lớn lao về chính thể dân sự, cụ thể là sự tự do và phạm vi được trao cho việc thực hành đạo của các công dân. Và trên thực tế, một chút suy tư cũng cho thấy rằng chủ nghĩa thực chứng pháp lý hoàn toàn bất lực trong việc giải quyết thoả đáng bất cứ cái nào trong các vấn đề công bằng và tự do mà trật tự xã hội phát triển mạnh nhất thiết phải dựa vào.

Vì khi chúng ta chịu thua chủ nghĩa thực chứng pháp lý,chúng ta đánh mất mọi tiêu chuẩn công bằng và mọi nền tảng đối với tự do vốn mở rộng bên trên cả ý chú của những kẻ có quyền ban hành và bắt thi hành luật. Chủ nghĩa thực chứng pháp lý vốn là chuyên chế,có nghĩa là nó không thể quên trở thành độc đoán. Trong một thời gian ngắn,qua các tình cờ của truyền thống hoặc niềm tin tôn giáo hoặc sự thấu triệt của lý trí, những kẻ cầm quyền có thể làm những luật chính xác và những phán xử đúng đắn, nhưng trong một hệ thống của chủ nghĩa thực chứng pháp lý, không có tiêu chuẩn nào để tính chính xác đúng đắ nầy được xem xét. Từ đó khi những nguyên tắc “trùng hợp” khác nhau bị bỏ rơi có lợi cho sai lầm hoặc dục vọng hoặc cho tư lợi, thì luật pháp phải thành hư hỏng.

Lần nữa,dưới chủ nghĩa thực chứng pháp lý không có nguyên tắc lớn hơn nào được chấp nhận nhờ nó mà luật pháp có thể được xét. Trong một bài thơ nhại pháp lý của Alexander Pope,bất cứ cái gì có,đều đúng. Chúng ta có thể dễ dàng đồng ý rằng ý chí mạnh mẽ thường có một ảnh hưởng không cân đối trên các luật lệ trong mọi xã hội,nhưng dưới một hệ thống của chủ nghĩa thực chứng pháp lý,kẻ mạnh luôn là
miệng có gang có thép” trong việc làm các luật lệ, vì một mình các luật lệ tượng trưng cho công lý. Vì thế luật pháp là quan toà, hội đồng xét xử và người thi hành án và luật pháp không là điều gì ngoài những gì mà những kẻ đang nắm quyền đã làm ra nó ở đây và bây giờ.

GIẢI PHÁP DUY NHẤT LÀ LUẬT TỰ NHIÊN

Vấn nạn căn bản trong tất cả những cái nầy có thể được đại diện một cách trung thực bằng hai nhận định sau : một mặt,luật pháp phải hơn chỉ là ý chí của kẻ mạnh; mặt khác,luật pháp phải không bị xác định bởi những khẳng định mâu thuẫn nhau của các tôn giáo khác nhau,vốn (bất kể chúng đáng khen đến đâu) chính quyền của con người không có khả năng để đánh giá. Giải pháp duy nhất cho vấn nạn nẩy là  giải pháp được triển khai trong truyền thống pháp lý Tây phương từ Hy Lạp cổ mãi cho đến gần đây, cụ thể là sự nhìn nhận quyền tối thượng về tinh thần của một luật pháp được xây dựng trong tự nhiên và ai cũng tiếp cận được. Tôi đang nói tới cảm nhận về công lý vốn khai sáng lương tâm chúng ta và đòi hỏi sự tuân phục của chúng ta kể cả khi vắng niềm tin tôn giáo,giáo dục và chính luật pháp do người đặt ra – một luật pháp cao hơn và sâu xa hơn,do vậy,chống lại những gì mà luật con người đặt ra có thể bị xét. Luật pháp nầy, được viết trong tâm hồn của mọi người nam và nữ, được gọi là LUẬT TỰ NHIÊN.

Sự cảm nhận bẩm sinh của con người về công lý tự nhiên được các nhà sáng lập và những nhà phác thảo mọi hệ thống pháp luật ở Tây phương coi là hiển nhiên. Quả thật, mãi tới gần đây, có một chân lý hiển nhiên của luật pháp Tây phương rằng bất cứ việc ban hành luật con người nào ngược với luật tự nhiên,thì tự nó không còn giá trị nữa. Dù các lý do giảm sút sự hiểu biết nầy kể không hết, thí chính lý thuyết độc ác của chủ nghĩa thực chứng pháp lý đã loại bỏ luật tư nhiên ra khỏi các hệ thống lập pháp,tư pháp và hành pháp của chúng ta,bỏ mặc chúng ta chỉ còn với ý chí [ nắm] quyền lực.

Tất nhiên điều đó không có nghĩa là chỉ sự nhìn nhận sự hiện hữu của luật tự nhiên mà thôi sẽ chấm dứt được mọi tranh luận. Vì trong khi tất cả mọi người cảm nhận luật tự nhiên theo bản năng và quả thật tranh cãi về thiện và ác hầu như hoàn toàn trong ánh sáng của nó,thì một phần của luật tự nhiên lại thường bị sử dụng sai lầm để biện hộ chống lại người khác,và sự yếu kém của các cá nhân và cả những nền văn hoá toàn bộ không phải là không thường xuyên là nguyên nhân của một số khía cạnh của luật tự nhiên – những khía cạnh khác nhau ở mỗi thời và mỗi nơi – bị làm cho lu mờ ngay khi những khía cạnh khác được cảm nhận một cách rõ ràng hơn. Dù sao,chính sự nhìn nhận luật tự nhiên đưa vào một tiêu chuẩn độc lập và dựa trên lý trí về công lý theo đó tất cả mọi việc ban hành luật của con người có thể được thẩm định, dù là không phải chúng luôn được thẩm định một cách hoàn hảo.

Dù luật tự nhiên là một thực tại rõ ràng mà mọi người có thể nhận ra, nó vượt phạm vi bài tiểu luận nầy đưa ra và trình bày nhiều lý lẽ giúp các nhận thực tại căn bản nầy, quan niệm vốn là thuộc con người về công lý vốn tạo thành cái lõi của chính cuộc đời. May mắn thay, tôi đã chỉ rõ các lý lẽ nầy ở nơi khác (x. Natural Law – Luật Tự Nhiên). Chỉ cần nói nơi đây rằng ngoài việc cung cấp một cái khung dựa trên các khái niệm vốn khắc phục những khiếm khuyết chuyên chế của chủ nghĩa thực chừng pháp lý, thì luật tự nhiên còn chứa đựng giải pháp cho vấn đề nan giải mà tôi đã nhấn mạnh liên quan đến việc thực hành tôn giáo bên trong các phạm vi của công ích,vốn vừa là gánh nặng lẫn niềm vui để phục vụ của chính quyền của con người.

ĐƯỢC GIÁO HUẤN CÔNG GIÁO XÁC NHẬN

Đây là lý do Quý Vị sẽ thấy được rằng các giáo huấn Công giáo về tự do tôn giáo và về các nhiệm vụ của nhà nước đối với cả tôn giáo nói chung và cách riêng lẫn tôn giáo thật, luôn bị vây toả với những hạn chế muốn nhấn mạnh rằng các trách nhiệm nầy của chính quyền phải được thi hành bên trong những giới hạn thích đáng.  Về phần mình, Huấn Quyền Giáo Hội chưa bao giờ yêu cầu nhà nước sao chép toàn bộ hệ thống Công giáo trong luật pháp, cũng không yêu cẩu nhà nước bảo đảm tự do không hạn chế đi với việc thực hànhn mọi niềm tin tôn giáo. Giáo Hội Công giáo nhìn nhận một nhân tố định những giới hạn trong các nhiệm vụ của chính quyền đối với tôn giáo.

Giáo huấn về tự do tôn giáo ở CĐ Vatican II là một trường hợp cụ thể. Như một tuyên bố gần đây nhất và toàn diện nhất về đề tài nầy, nó có thể được lấy ở đây để tượng trưng một cách đúng đắn cho toàn giáo lý của Giáo Hội về “sự tự do thực hành”. CĐ Vatican II tuyên bố rằng con người có quyền tự do tôn giáo. Sự tự do nầy muốn nói là mọi người phải được miễn bị ép buộc về phía các cá nhân hoặc các tổ chức xã hội và bất kỳ thế lực con người nào,đến độ không ai có thể bị buộc phải hành động trái với những điều người đó tin,dù một cách riêng tây hay công khai, dù một mình hoặc cùng với những người khác,bên trong những giới hạn chính đáng. Công Đồng còn tuyên bố thêm rằng quyền tự do tôn giáo nầy có nền tảng trong chính phẩm giá con người vì phẩm giá nầy được biết qua lời Thiên Chúa được mạc khải và bởi chính lý trí. Quyền tự do tôn giáo của con người nầy phải được nhìn nhận trong luật pháp thuộc hiến pháp qua đó xã hội được cai trị và do đó nó phải trở thành một quyền dân sự (x. Tuyên ngôn Dignitatis Humanae # 2). Ở đây chúng ta thấy hai điểm quan trọng trong Giáo Huấn của Giáo Hội : thứ nhất, việc mọi quyền lực con người (gồm cả chính quyền) phải bảo vệ tự do tôn giáo trong những giới hạn chính đáng”;thứ nhì, các căn cứ của quyền tự do tôn giáo nầy được biết không chỉ qua Mạc Khải,mà cò qua “chính lý trí”.

Cả hai điểm nầy đều quy chiếu về luật tự nhiên. “Những “giới hạn chính đáng” bên trong đó nhà nước phải bảo vệ và cổ vũ tự do tôn giáo là những giới hạn của luật tự nhiên,đối với cả phải trái luân lý và nhu cầu đối với trật tự dân sự (theo nghĩa chính quyền bảo vệ sự an toàn công cộng). Như vậy tình trạng tiến thoái lưỡng nan hiện đại, – trong đó chúng ta có thể nhìn thấy dễ dàng đến vậy rằng chính quyền phải khó khăn lắm mới được kỳ vọng sẽ bảo vệ mọi ý tưởng và hoạt động của mọi kẻ cuồng tín liều lĩnh – thật ra không phải là một vấn đề nan giải chút nào trong một xã hội nhìn nhận luật tự nhiên. Vì bất cứ sắc lệnh tôn giáo nào muốn những người ủng hộ nó vi phạm luật tự nhiên thì – bất kể những tuyên bố thiêng liêng của nó có cao cả đến mấy – cũng khó tránh khỏi sự hạn chế hợp lý do nhà nước.

Ngoài ra,vấn đề nan giải nầy của các giáo hội mà chính quyền không có khả năng phán xét trong các vấn đề tôn giáo, cũng bị xoá bỏ dưới sự giám hộ của luật tự nhiên. Vì dù cũng chính một Thiên Chúa mạc khải chính Người qua cả Mạc Khải đặc thù lẫn qua luật tự nhiên,- như là Tác giả của cả hai,- thì không thể có chuyện những đòi hỏi của tôn giáo đích thực lại có thể vi phạm bất cứ điều gì mà luật tự nhiên đã thiết lập để hướng dẫn mọi người ở mọi thời. Do đó chẳng ngạc nhiên gì khi giáo huấn luân lý Công giáo, đến mức độ mà nó áp đặt những đòi buộc luân lý rộng rãi cho tất cả mọi hành động của chúng ta với tính cách là tín hữu Công giáo, thì hiện nay không áp đặt điều gì hơn là những mênh lệnh của luật tự nhiên, mà Mười Điều Răn có lẽ là bản tóm tắt cô đọng và rõ ràng nhất của nó.

Đây là lý do Quý Vị sẽ thấy được rằng các giáo huấn Công giáo về tự do tôn giáo và về các nhiệm vụ của nhà nước đối với cả tôn giáo nói chung và cách riêng lẫn tôn giáo thật, luôn bị vây toả với những hạn chế muốn nhấn mạnh rằng các trách nhiệm nầy của chính quyền phải được thi hành bên trong những giới hạn thích đáng.  Về phần mình, Huấn Quyền Giáo Hội chưa bao giờ yêu cầu nhà nước sao chép toàn bộ hệ thống Công giáo trong luật pháp, cũng không yêu cẩu nhà nước bảo đảm tự do không hạn chế đi với việc thực hànhn mọi niềm tin tôn giáo. Giáo Hội Công giáo nhìn nhận một nhân tố định những giới hạn trong các nhiệm vụ của chính quyền đối với tôn giáo.

Giáo Hội Công giáo có thẩm quyền làm sáng tỏ và xác nhận không chỉ Mạc Khải đã được tín thác cho GH,mà còn cả luật tự nhiên đã được trao phó cho tất cả mọi người – một cặp mạc khải sóng đôi của Thiên Chúa Toàn Năng. Nhưng dù Giáo Hội là chủ chốt trong việc truyền đi và hiểu biết đúng đắn Mạc Khải, thì GH lại không phải là chủ chốt trong việc truyền đi và hiểu biết luật tự nhiên. Đối với luật tự nhiên, Mạc Kải và ân sủng có thể cải thiện khả năng của chúng ta để nhìn thấy nó toàn bộ và đầy đủ,nhưng nó vẫn được viết trong tâm hồn của tất cả mọi người, phải được coi trọng và học hỏi ở khắp mọi thời và mọi nơi như là nền tảng đạo đức luân lý cho một đời sống thật sự tốt lành.

(*) [bỏ qua phần về : CÁC VẤN ĐỀ TRẬT TỰ CÔNG CỘNG LÀ THUỘC VỀ ĐẠO ĐỨC LUÂN LÝ & LỢI ÍCH CỦA LUẬT TỰ NHIÊN]

KẾT LUẬN

Tôi xin kết luận bằng việc nhấn mạnh rằng nếu chúng ta sẽ đọc và áp dụng luật tự nhiên một cách đúng đắn, thì chúng ta phải bắt đầu bằng việc mô tả các sự việc một cách chính xác. Quyền chính đáng sử dụng ngôn ngữ, và cách riêng từ chối làm giả dối ý nghĩa hoặc sử dụng các từ ngữ hai nghĩa, là hết sức quan trọng ở đây. Hiện nay mọi người phải làm quen với những uyển ngữ vốn đã được dùng, để lấy gương trước đây của tôi, đối với mục đích làm lu mờ đi rằng nạo phá thai là việc lấy đi một mạng sống vô tội của con người. Do vậy đứa bé trong lòng được ám chỉ như là “mô tế bào”  hoặc “một phần thân thể phụ nữ”, việc biện hộ cho nạo phá thai bị gọi là “vì lựa chọn[tự do]”, nạo phá thai được mô tả là “y khoa sinh sản” và nếu đòi hỏi sự đặc trưng, thì chúng ta có thể nghe từ ngữ “chấm dứt mang thai”. Không có cái gì trong điều nầy là mới cả; những kẻ muốn biện minh cho điều xấu xa luân lý đạo đức phải luôn gây hoang mang khó hiểu cho vấn đề nầy bằng việc sử dụng các từ ngữ vốn nại tới chúnh luật tự nhiên. Thuật ngữ “các Quyền” là một cách kinh điển khác để thay đổi lý lẽ nầy sao cho những gì nghịch với luật tự nhiên,có thể được cảm nhạn như là được nó yêu cầu.

Điều tương tự đang xảy ra với từ ngữ “hôn nhân”.Trong trường hợp nầy, “hôn nhân” đang được tái định nghĩa không cần bàn thảo sao cho cũng từ ngữ nầy, gợi nhớ đến thế về thiên nhiên và luật tự nhiên bởi việc sử dụng trân trọng nó qua hàng ngàn năm, có thể vẫn được dùng để gợi ra một câu trả lời thuận lợi cho việc “cặp đôi” vốn chẳng phải là hôn nhân gì hết.

Bởi vậy,chẳng ngạc nhiên gì khi chúng ta đã nhìn thấy cũng việc gây hoang mang bối rối tương tự lẻn vào ý kiến của  quan toà Carole Jackson khi bà bác bỏ tuyên bố của Frank O’Brien rằng tự do tôn giáo của ông vị vi phạm bởi sắc lệnh HHS. Hãy nhớ lại bà đã lập luận rằng “ sự ủng hộ tài chính gián tiếp cho một thực hành, mà chính nguyên đơn từ chối sử dụng theo như các nguyên tắc tôn giáo của người ấy”,không thể cấu thành “một gánh nặng quan trọng lên việc thực hành tôn giáo của nguyên đơn”. Nhưng đó đã là một dạng nghệ thuật dùng ngữ nghĩa làm cho đối phương lãng trí. Những đòi buộc của sắc lệnh HHS đối với sự ủng hộ ngừa tránh thai,đình triệt sản và nạo phá thai không đơn thuần là “những thực hành” mà O’Brien chọn để tránh phù hợp với nét đặc biệt của việc giữ đạo của ông. Chẳng hạn chúng ta có thể chọn tránh xem truyền hình, nếu chúng ta mong sống một cuộc sống nhiệm nhặt hơn, hoặc bởi vì chúng ta thấy chương trình phát sẽ là một cám dỗ,mà không hề phản đối, trên mặt bằng tôn giáo, những gì mà các dịch vụ truyền hình cung cấp trong các nơi cư ngụ được trợ cấp dành cho các bệnh nhân và người già.

Nhưng điều nầy rất khác. Ngừa tránh thai,đình triệt sản và nạo phá thai là những điều sai trái luân lý mà tôn giáo của O’Brien cấm ông cả dấn thân cá nhân lẫn ủng hộ hoặc tạo điêu kiện thuận lợi cho những người khác.  Ông có thể, theo như các nguyên tắc tôn giáo của ông, chấp nhận sự việc rằng chính quyền không phạt những sự xấu xa nầy. Ông không thể, theo như các nguyên tắc tôn giáo của ông, chấp nhận sự việc rằng chính quyền đòi buộc ông phải ủng hộ họ. Bất hạnh thay, chính nhu cầu đóng khung trường hợp nầy chỉ về mặt tự do tôn giáo phát sinh từ sự vắng bóng của luật tự nhiên trong hệ thống luật pháp Mỹ, và điều nầy có xu hướng quan trọng là thêm vấn đề nầy vào vấn đề nan giải ấy,mà tôi đã phác thảo ở đầu bài – như thể là chính quyền phải quyết định nó sẽ đi bao xa hướng tới việc thích nghi những nét đặc biệt khác nhau dưới đề mục truyền thống của niềm tin tôn giáo.

Nhưng sự tiếp cận toàn bộ nầy vừa không hoàn mỹ vừa nguy hiểm.

Nó đã là gánh nặng cho bài tiểu luận nầy khi phải giải thích vì sao.

(Dr. Jeff Mirus . Catholic.org October 04, 2012).

————–

(*) Nhóm người Amish đầu tiên từ châu Âu đến Hoa Kỳ định cư năm 1730 gần quận Lancaster, bang Pennsylvania. Những người Tin Lành này quả là một hiện tượng lạ lùng ngay trên nước Mỹ, quốc gia được coi là một trong những nước tân tiến nhất trên thế giới. Người Amish vẫn dùng xe ngựa và nhất định không sử dụng bất cứ những trang thiết bị gì có gắn động cơ hay chạy bằng điện. Trích Website GH Tin Lành Mennonite Việt Nam,số 01/12/2012.

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30