ĐỨC THÁNH CHA ĐÃ NÓI NHỮNG GÌ VỚI CÁC PHÓNG VIÊN TRÊN CHUYẾN BAY TRỞ VỀ RÔMA

Written by xbvn on Tháng Bảy 30th, 2013. Posted in Thế Giới

Vai trò phụ nữ, việc đón tiếp người đồng tính, mối tương quan với Đức Bênêđictô XVI, việc cải cách Giáo Triều : Đức Thánh Cha đã có cuộc trao đổi với giới báo chí trên chuyến bay đưa ngài từ Rio trở về Rôma trong đêm Chúa Nhật 28 sang ngày 29/7/2013. Với cung giọng tự do nhưng được làm chủ, Đức Thánh Cha đã chấp nhận bàn đến những vấn đề thời sự, bao gồm cả những vấn đề nóng bỏng và gây tranh cãi nhất.

Sau chuyến tông du đầu tiên của mình nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2013, Đức Thánh Cha đã bất ngờ có cuộc họp báo trước 70 phóng viên trên máy bay. « Hài lòng và khá thấm mệt » sau một « chuyến tông du rất tốt đẹp », Đức Thánh Cha đã dành hơn một tiếng đồng hồ đứng trả lời cho các câu hỏi được đặt ra bằng tiếng Ý hay Tây Ban Nha bởi các phóng viên của nhiều quốc gia.

Giáo Hội : « Phụ nữ không phải chỉ là làm mẹ »

Được hỏi về những biện pháp nhắm đến để gia tăng vai trò phụ nữ trong Giáo Hội, mà ngài đã khơi lên hôm trước trước các Giám mục Braxin, Đức Thánh Cha đã trả lời trên bình diện thần học : « Đức Maria quan trọng hơn các Tông đồ (…), hơn các Giám mục. Một Giáo Hội không có phụ nữ sẽ là như tông đồ đoàn không có Đức Maria ». « Giáo Hội là nữ tính, là mẹ, và phụ nữ, đó không chỉ là làm mẹ, làm mẹ gia đình ». Đối với Đức Thánh Cha, vẫn còn thiếu một nền « thần học về nữ giới ». Về việc phong chức linh mục cho nữ giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại rằng  « Giáo Hội đã nói rồi và đã nói không » « cánh cửa đã được Đức Gioan-Phaolô II đóng lại ».

Về việc cải cách Giáo Triều

Một phóng viên của hãng thông tấn EFE, Tây Ban Nha, Juan de Lara,  đã cám ơn Đức Thánh Cha về chuyến tông du này và về những lời cảm động của ngài đối với các nạn nhân tàu điện ở Saint Jacques de Compostelle. Tiếp đến, ông đặt câu hỏi về những cải cách đang diễn ra ở Vatican, liên quan đến Viện Giáo Vụ.

Trước tiên, Đức Thánh Cha đã nêu rõ rằng các hoạt động mà ngài thực hiện từ 4 tháng rưỡi qua đến từ hai phía : nội dung của những gì chúng tôi cần làm đến từ phía Hồng y đoàn. « Đó là một điều mà các Hồng y chúng tôi đã yêu cầu vị trở thành Giáo Hoàng. Tôi nhớ rằng tất cả mọi người đã yêu cầu nhiều điều. Nghĩ đến một ai khác, chúng tôi đã yêu cầu làm điều này hay điều kia, chẳng hạng Ủy ban 8 Hồng y : điều quan trọng là có một ban cố vấn bên ngoài (một nhóm cố vấn độc lập), không phải như từng được thực hiện cho đến nay, nhưng bên ngoài sơ đồ truyền thống. Điều đó diễn ra trong đường hướng tiến triển của mối quan hệ giữa Thượng Hội Đồng Giám Mục và Giáo Chủ. Nếu tám Hồng y này trợ giúp THĐ Giám Mục, thì họ sẽ trợ giúp các HĐGM khác nhau trên thế giới vốn sẽ phát biểu trong cùng việc cai quản Giáo Hội. Nhiều đề nghị đã được thực hiện và phải được đưa vào thực tế, như việc cải cách Ban thư ký THĐ, trong phương pháp làm việc của nó ; như Ủy ban hậu THĐ vốn cần có một đặc tính tham vấn thường  xuyên ; như các cuộc họp mật tuyển viện Hồng y, với những đề tài không phải hình thức…Đó là liên quan đến nội dung ».

Vấn đề gai góc của Viện Giáo Vụ

« Mặt kia đến từ sự hợp thời. Tôi thú nhận với quý vị, tôi không khó khăn, trong tháng đầu tiên của triều đại Giáo hoàng, để tổ chức Ủy ban 8 Hồng y. Đó là một chuyện…Phần kinh tế, tôi nghĩ sẽ đương đầu với nó trong năm tới, bởi vì đó không phải là hồ sơ quan trọng nhất để tôi phải đương đầu. Nhưng sổ nhật ký đã thay đổi, do những hoàn cảnh mà hết thảy quý vị đã biết…Trước tiên, vấn đề IOR : làm thế nào đóng khung nó, vạch ranh giới cho nó, cải cách nó, làm sao chỉnh đốn những gì cần phải chỉnh đốn. Ở đây chúng tôi có Ủy ban tham chiếu đầu tiên, đó là tên của nó : « chirographe », đó là những gì người ta đòi hỏi… Chúng tôi đã có cuộc họp của 15 vị Hồng y quan tâm đến các khía cạnh kinh tế của Tòa Thánh : họ đến từ khắp nơi trên thế giới. Khi chuẩn bị cuộc họp này, rõ ràng chúng tôi cần có một Ủy ban tham chiếu tương tự cho tất cả kinh tế của Tòa Thánh. Hồ sơ kinh tế được đương đầu bên ngoài sổ nhật ký, nhưng đó là những thứ diễn ra trong việc thực thi việc quản trị… »

« Liên quan đến câu hỏi của ông về IOR, tôi không biết điều đó sẽ kết thúc thế nào với IOR. Một số nói rằng có lẽ đó là tốt hơn là một ngân hàng, một số khác nói rằng đó là một ngân quỹ trợ giúp. Một số khác nữa muốn bỏ nó đi. Đó là những gì tôi nghe được, nhưng hiện giờ tôi không biết. Tôi tin tưởng vào công việc của các nhân viên IOR, vốn hiện nay đang làm việc về những vấn đề này, và vào công việc của Ủy ban. Chủ tịch của IOR vẫn tại vị, cũng là vị đó như trước ; trái lại, vị giám đốc và phó giám đốc đã từ nhiệm. Nhưng tôi không biết câu chuyện này sẽ kết thúc thế nào…Một điều chắc chắn : cần phải tìm ra giải pháp tốt nhất. Và dù đó là một ngân hàng, một quỹ trợ giúp hay bất cứ điều gì, thì IOR phải có các đặc điểm trong sáng và lương thiện. Một điều tất nhiên. Xin cám ơn.

Nhóm vận động đồng tính, không có, và trường hợp của Đức cha Ricca

« Người ta đã viết nhiều về nhóm vận động đồng tính này, tôi vẫn còn chưa tìm ra nhóm đó. Tôi vẫn còn chưa gặp ai ở Vatican cho tôi thấy thẻ căn cước của mình có ghi « đồng tính ». Ta phải phân biệt sự kiện đồng tính, và sự kiện thuộc về một nhóm vận động đồng tính, vì nhưng nhóm vận động thì không tốt (…) Nếu một người bị đồng tính, thì tôi là ai để phán xét người ấy ? Sách Giáo Lý nói đừng cô lập những người đó. Vấn đề không phải là có khuynh hướng này, chúng ta phải là anh em , vấn đề là làm nhóm vận động, các nhóm vận động kinh doanh, chính trị, tam điểm, chính đó là vấn đề nghiêm trọng nhất ».

Liên quan đến những tiết lộ của báo chí về Đức cha Battista Ricca liên quan đến những thực hành đồng tính và được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm người đứng đầu IOR, Đức Thánh Cha nói : « Tôi đã làm những gì giáo luật dự kiến, tức là « investigatio previo » (điều tra trước), và chúng tôi đã không tìm thấy điều gì. Nhưng tôi xin thêm một điều. Tôi công nhận rằng thông thường trong Giáo Hội, trong trường hợp này cũng như trong những trường hợp khác, người ta đi tìm tội lỗi thời trẻ và người ta công bố chúng – không phải là những tội phạm, đó là điều gì khác, chẳng hạn việc lạm dụng trẻ vị thành niên là một tội phạm – nhưng nếu một giáo dân, một linh mục, một nữ tu sĩ đã phạm một tội và đã hoán cải, thì Chúa tha thứ. Khi Chúa  tha thứ, thì Chúa quên đi. (…) Và chúng ta, chúng ta không có quyền không quên đi. Chúng ta có nguy cơ rằng Chúa không quên tội lỗi của chúng ta ».

chiếc vali nhỏ màu đen nổi tiếng

chính Andrea Tornielli của tờ nhật báo La Stampa đã đặt ra cho Đức Thánh Cha một câu hỏi nhân danh nhóm người Ý về sự kiện rằng Đức Thánh Cha đã mang theo ngài trong chuyến tông du nay chiếc vali nhỏ màu đen. Tại sao chính ngài mang nó và nó đựng những gì ?

Đức Thánh Cha rất hài hước trả lời rằng nó « không chứa mật mã của quả bom nguyên tử ! » « Đơn giản tôi luôn hành động như thế : khi tôi du hành, tôi mang theo đồ của tôi. Và trong chiếc vali nhỏ này, tôi có dao cạo râu, sách Kinh, sổ nhật ký, một cuốn sách để đọc – lần này là một cuốn sách về thánh Têrêxa, mà tôi tôn kính -. Khi tôi du hành, tôi mang hành lý của tôi, đó là bình thường. Nhưng những gì ông nói với tôi, rằng bức hình này đã đi vòng quanh thế giới, điều đó xem ra lạ lùng đối với tôi. Dù sao cần phải quen với điều đó, đó là bình thường…

Tiếp đến, một phóng viên nói tiếng Bồ Đào Nha, Aura Miguel, đã hỏi Đức Thánh Cha tại sao ngài luôn xin người ta cầu nguyện cho ngài. Đức Thánh Cha trả lời rằng ngài đã luôn nói lên thỉnh cầu này, từ khi ngài trở thành linh mục, « để Chúa giúp ngài trong công việc, và đến gặp dân Chúa, với tất cả những giới hạn của mình, những vấn đề của mình, và và sự kiện rằng ngài cũng là một tội nhân »…

Đức Thánh Cha giải thích rằng ngài cần được sống chung với người khác

Một phóng viên khác đã đặt ra một câu hỏi cho nhóm nói tiếng Anh, về sự kiện Đức Thánh Cha đã tuyên bố rằng ở Vatican có những con người thánh thiện và ít thánh thiện đang làm việc, về những khó khăn có thể mà Đức Thánh Cha gặp phải trong ý muốn thay đổi ở Vatican. Có những phản kháng ? Câu hỏi thứ hai là : « Khi sống cách khổ chế và đơn giản như ngài đang sống, ở Sainte Marthe, ngài muốn rằng các cộng tác viên của ngài, cũng như các Hồng y bắt chước ngài, và có lẽ sống trong cộng đoàn, hay đó chỉ là sự chọn lựa cá nhân ?

« Những thay đổi, những thay đổi cũng đến từ hai phía. Đó là những gì các Hồng y chúng tôi đã yêu cầu, và những gì xuất phát từ con người của tôi. Ông nói về sự kiện rằng tôi đã trú ở Sainte Marthe, những tôi không thể sống một mình trong Dinh Tông Tòa, và nó không phải là xa hoa ! Tòa nhà của Giáo Hoàng không xa hoa như vậy đâu ! Nó rộng lớn, nhưng nó không xa hoa. Dù sao tôi không thể sống một mình, hay với một nhóm nhỏ. Tôi cần người khác, cần có những người khác xung quanh tôi, cần nói chuyện với người ta ! »

« Khi các học sinh trường dòng Tên hỏi tôi : « Tại sao ? bởi sự khổ hạnh, bởi tinh thần nghèo khó… ? » « Không, không phải, vì những lý do tâm lý, đơn giản bởi vì về mặt tâm lý tôi không thể. Mỗi người phải dẫn dắt cuộc sống của mình, cách sống và hiện hữu của mình. Các Hồng y đang làm việc ở Giáo triều, nhiều người trong họ không sống như những người giàu có. Họ sống trong những căn hộ, khổ hạnh, thực sự khổ hạnh. Những căn hộ mà tôi biết,  những căn hộ mà Apsa cấp cho các Hồng y, phải không ? Và tôi muốn nói một điều khác. Mỗi người phải sống như Chúa đòi hỏi họ sống. Nhưng sự khổ hạnh, một sự khổ hạnh chung chung, tôi nghĩ rằng nó cần thiết cho tất cả những ai đang làm việc để phục vụ Giáo Hội. Dĩ nhiên, có cả đống sắc thái…mỗi người phải tìm kiếm con đường của mình ».

Về việc ngài có bị đóng kín ở Vatican không, Đức Thánh Cha nói : « Nếu quý vị biết bao nhiêu lần tôi đã muốn đi đến các nẻo đường phố ở Rôma, và theo nghĩa này tôi cảm thấy hơi ở trong lồng một chút. Nhưng các cảnh binh là rất tốt, tôi biết ơn họ, bây giờ họ để tôi làm hơn một chút. (…) Chính theo nghĩa này mà tôi đã nói rằng tôi đã cảm thấy ở trong lồng (trước các bạn trẻ Argentina dịp gặp gỡ ở nhà thờ chánh tòa Rio), tôi thích đi đến đường phố, nhưng tôi hiểu rằng điều đó là không thể ! »

Giáo triều đã hơi hạ thấp cấp bậc, so với trước

« Về các thánh, có đó : các Hồng y, linh mục, giám mục, nữ tu, giáo dân. Những người đang cầu nguyện, làm việc nhiều, và đang săn sóc người nghèo…mà không cần ai biết đến. Tôi biết đến những người đang bận tâm mang thức ăn đến cho người nghèo, và trong những lúc rãnh rỗi họ đến các nhà thờ giáo xứ đây đó. Đó là các linh mục… Có những người thánh thiện ở Giáo triều ! Và rồi có người này hay người kia ít thánh thiện hơn, và đó là những người gây ồn ào nhất. Như quý vị biết, một cây ngã xuống thì gây ồn ào hơn là cả khu rừng đang lớn lên. Và điều đó làm cho tôi buồn. Một số gây gương mù gương xấu. Chúng tôi có Đức Ông này đang ở tù, tôi tin rằng ngài vẫn còn đang ở tù : ngài không kết thúc trong tù bởi vì ngài giống vói nữ chân phước Imelda, có phải không ? Chắc chắn đó không phải là chân phước. Đó là những gương mù gương xấu,v à điều đó làm tổn hại ».

« Một điều mà tôi chưa bao giờ nói, nhưng tôi đã nhận thấy : tôi nghĩ rằng Giáo triều đã hơi hạ thấp cấp bậc, so với trước. Chúng tôi cần đến dung mạo  của những người xưa này … Vẫn có đó nhưng chúng tôi cần phải có hơn nữa. Nếu tôi gặp những phản kháng ? Hay là nếu có những phản kháng, thì tôi đã không còn thấy chúng nữa. Cũng đúng rằng tôi vẫn còn chưa làm gì nhiều, nhưng hiện tại tôi đã tìm được sự trợ giúp và những người trung thành. Chẳng hạn, tôi thích khi ai đó nói với tôi : « con, con không đồng ý », và hoàn cảnh này tôi đã sống. Nhưng khi tôi gặp những người nói : « Tuyệt, tuyệt, tuyệt », và tiếp đến lại nói ngược sau lưng. Tôi vẫn chưa thấy điều này. Có lẽ đang có, nhưng dù sao tôi không nhận thấy. Những phản kháng ? Trong bốn tháng rưỡi, ta không thể tìm thấy nhiều điều đó…

Về vấn đề ly dị tái hôn, hôn nhân đồng tính và phá thai

Liên quan đến vấn đề ly dị tái hôn (có thể rước lễ không), Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu rõ cần phải « nhìn điều đó trong toàn thể mục vụ hôn nhân » « Nhân tiện, Chính Thống giáo có một thực hành khác biệt. Họ theo những gì họ gọi là thần học về nhiệm cụ và cho một khả năng thứ hai. Tôi nghĩ rằng vấn đề này cần được nghiên cứu trong khuôn khổ mục vụ hôn nhân. Một trong những đề tài mà tôi sẽ tham khảo ý kiến của 8 Hồng y, từ 1-3/10, sẽ là xem làm thế nào xúc tiến về mục vụ hôn nhân ». Sau khi đã chỉ ra rằng THĐ Giám Mục sắp đến sẽ bàn về mục vụ hôn nhân, Đức Thánh Cha nói rõ : « Người ta kết hôn thiếu chín chắn, không nhận thấy rằng đó là cả đời hay bởi vì, về mặt xã hội, người ta phải kết hôn. Điều đó nằm trong mục vụ hôn nhân, như vấn đề pháp lý về việc hôn nhân vô hiệu »

Phóng viên của nhật báo La Croix thì tường thuật rằng về vấn đề ly dị tái hôn, Đức Thánh Cha cũng nhắc nhớ rằng « người ly dị có thể rước lễ » nhưng những người « kết hôn lần hai » (« secondes unions ») thì không thể. Ngài mong muốn rằng một suy tư về « mục vụ hôn nhân » được tiếp tục, dưới sự thúc đẩy của nhóm tám vị Hồng y mà ngài đã thành lập một tháng sau khi được bầu làm Giáo hoàng.

Một phóng viên nhận xét rằng, trong suốt chuyến tông du đến Braxin, Đức Thánh Cha đã không đề cập đến vấn đề phá thai và hôn nhân đồng tính, Đức Thánh Cha đã trả lời cách vắn tắt : « Giáo Hội đã nói về điều đó cách đầy đủ rồi, không cần thiết phải trở lại vấn đề đó. Không cần thiết nói về điều đó, ngoại trừ nói lên điều tích cực. Các bạn trẻ hoàn toàn biết đâu là lập trường của Giáo Hội ».

Chương trình về những chuyến tông du sắp đến

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết đã có kế hoạch tông du đến Giêrusalem, với Thương phụ giáo chủ Constantinople Bartôlômêô I, và cũng có kế hoạch đến Fatima.

Được hỏi về ngày tháng có thể phong thánh cho Đức Gioan XXIII, « hình ảnh hoàn hảo của người linh mục đồng quê »  và Đức Gioan-Phaolô II, « vị đại truyền giáo của Giáo Hội », Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rõ rằng nó có thể diễn ra ngày 27/4/2014, chứ không còn ngày 8/12/2013 như trước đây.

Sự thán phục dành cho Đức Bênêđictô XVI

« Tôi đã luôn cảm kích ngài, đó là một người của Chúa, một người khiêm tốn, một người cầu nguyện. Tôi đã từng rất vui mừng khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng. Và khi ngài từ nhiệm, đối với tôi đó đã là một mẫu gương, một con người vĩ đại. (…) Ngài đang sống ở Vatican và một số người nói với tôi : « nhưng làm sao ta có thể làm điều đó …hai vị Giáo hoàng ở Vatican, ngài không làm cho Đức Thánh Cha bối rối sao ? ngài không nổi loạn chống lại Đức Thánh Cha ? » Và tôi đã trả lời : đó là như có một người Ông ở nhà, người Ông khôn ngoan, đáng kính trọng, được yêu mến và lắng nghe. Ngài không ngoan, ngài không can dự vào. (…) Khi tôi đi nói với ngài về những vấn đề to lớn « Vatileaks », ngài đã nói với tôi tất cả điều đó một cách đơn sơ ».

Vẫn là dòng Tên

Đức Thánh Cha cho biết ngài cảm thấy mình là dòng Tên trong linh đạo của dòng, trong linh đạo Linh Thao… « Tôi không thay đổi linh đạo. Phanxicô, thuộc Phanxicô, không phải, và tôi suy nghĩ như một linh mục dòng Tên ».

Tý Linh

Theo Radio VaticanLa Croix

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30