Posts Tagged ‘Nhân-phẩm’
NHÂN QUYỀN
Giáo hội Công giáo đầu tiên kịch liệt từ chối nhân quyền, sau đó tiếp nhận làm truyền thống của mình, đến mức biện minh cho chúng. Giáo huấn xã hội của Giáo hội hiện nay là sự hỗ trợ cho chính nghĩa nhân quyền trên thế giới. Bản văn này là phần trích từ một bài viết được khai triển hơn, được đăng trong “1840-1960: Chiến tranh và Hòa bình. Một lối đọc triết học và thần học” (P. Goujon dir.), Médiasèvres, 2013.
TỪ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN ĐẾN NỀN SINH THÁI TOÀN DIỆN
Tư tưởng xã hội của Giáo hội về sự phát triển
Toàn thể Giáo hội bước vào cuộc tranh luận về sự phát triển vào những năm 1960 bằng cách triển khai cái nhìn của mình về “sự phát triển con người toàn diện”.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO PHÁI ĐOÀN LUẬT SƯ CỦA CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CỦA HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU, NHỮNG NGƯỜI KÝ BẢN KÊU GỌI VIENNA
Hôm 21/8/2023, Đức Phanxicô tiếp kiến phái đoán luật sư của các nước thành viên của Hội đồng Châu Âu, những người đã ký Bản kêu gọi Vienna vào năm 2022. Đức Thánh Cha đã cảm ơn họ vì sự đóng góp quan trọng của họ vào việc thúc đẩy nền dân chủ và tôn trọng quyền tự do và nhân phẩm trong một Nhà nước pháp quyền.
CUỐN SÁCH CỦA DOROTHY DAY « TÔI ĐÃ TÌM THẤY THIÊN CHÚA QUA NGƯỜI NGHÈO CỦA NGƯỜI » ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ VIẾT LỜI TỰA
Đức Phanxicô mở đầu cuốn tự truyện của Dorothy Day “Tôi đã tìm thấy Thiên Chúa qua người nghèo của Người. Từ chủ nghĩa vô thần đến đức tin: hành trình nội tâm của tôi” (Nhà xuất bản Vatican). Dorothy Day (1897-1980), người khởi xướng phong trào Công nhân Công giáo, là một nhà báo, nhà văn, người hoạt động vì hòa bình và nữ chiến sĩ người Mỹ, được biết đến với sự dấn thân cho người nghèo, chống lại sự vũ trang và hoạt động vì công bằng xã hội. Cuốn sách sẽ có mặt trong các hiệu sách từ thứ Ba, 22/8/2023.
ĐỨC PHANXICÔ GẶP GỠ SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO BỒ ĐÀO NHA : TRI THỨC LÀ MỘT TRÁCH NHIỆM
Một ngày sau khi đến Bồ Đào Nha để tham dự JMJ ở Lisbon, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các sinh viên từ Đại học Công giáo Bồ Đào Nha vào thứ Năm 3/8/2023. Người kế vị thánh Phêrô khuyến khích họ “thay thế sợ hãi bằng ước mơ” , “tìm kiếm và mạo hiểm” bằng cách trở thành những nhân vật chính của “thuật biên đạo vũ mới” đặt con người vào trung tâm.
NGÀY CHÚA NHẬT BIỂN 2023 : GIÁO HỘI MUỐN RA KHƠI VỚI CÁC CÔNG NHÂN TRÊN BIỂN
Một vài ngày trước khi cử hành « Ngày Chúa Nhật Biển 2023 », ngày 9/7, ĐHY Czerny, Tổng trưởng Bộ Phát triển Con người Toàn diện, đã viết trong một sứ điệp rằng « Ngày Chúa Nhật Biển không dành riêng cho nhân sự của lĩnh vực này, nhưng nó thu hút sự chú ý của mỗi cộng đoàn Kitô hữu đến những người, mà nhờ họ một phần lớn của cải mà chúng ta nuôi sống bản thân hay chúng ta dùng mỗi ngày đến với chúng ta ».
ĐỨC PHANXICÔ KHÍCH LỆ NỖ LỰC CỦA TỔ CHỨC CENTESIMUS ANNUS
Tổ chức giáo hoàng Centesimus Annus của Tòa Thánh mừng kỷ niệm 30 thành lập vào năm nay tại một đại hội quốc tế được tổ chức ở Rôma. Đức Phanxicô đã tiếp kiến các thành viên của tổ chức này vào sáng ngày 6/6/2023, cảm ơn họ vì công việc phục vụ học thuyết xã hội của Giáo hội.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ TIỆC LY 2023 : MỖI NGƯỜI CHÚNG TA ĐỀU CÓ THỂ VẤP NGÃ
Chiều Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 6/4/2023, Đức Phanxicô đã đến trại giam Casal del Marmo dành cho trẻ vị thành niên ở ngoại ô Rôma, để cử hành Thánh lễ Tiệc Ly. Nhân dịp này, ngài đã rửa chân cho 12 trẻ vị thành niên thuộc các quốc tịch khác nhau đang bị giam trong nhà tù này. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng mỗi người chúng ta đều có thể vấp ngã và đồng thời mời gọi giúp đỡ nhau và không đi theo con đường sai trái.
« HỌC THUYẾT KHÁM PHÁ » CHƯA BAO GIỜ LÀ CỦA CÔNG GIÁO
Một « thông tri » chung từ các Bộ Văn hóa và Phát triển con người toàn tiện thừa nhận rằng « nhiều Kitô hữu đã thực hiện những hành vi ác ý » đối với người dân bản địa. Nhưng những sắc lệnh của các Đức Giáo hoàng vào thế kỷ XV nhượng lại tài sản của các dân tộc nguyên thủy cho những quốc vương thực dân là các tài liệu chính trị, được dùng làm công cụ cho các hành vi vô đạo đức. Từ năm 1537, Đức Giáo hoàng Phaolô III đã long trọng tuyên bố rằng người bản địa không được bị biến thành nô lệ hay bị tước đoạt.
NICARAGUA : LIÊN HIỆP QUỐC TỐ GIÁC CUỘC TẤN CÔNG CHỐNG LẠI NỀN DÂN CHỦ VÀ GIÁO HỘI
Sau vụ bắt giữ Đức cha Alvarez và cùng các linh mục và giáo dân ở Matagalpa, hôm 19/8/2022, Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres, đã lên án « một sự cản trở nghiêm trọng đối với không gian dân chủ ». Ông kêu gọi chính quyền bảo đảm việc bảo vệ các quyền công dân trong nước.
ĐỨC PHANXICÔ CHÀO MỪNG CÁC THÀNH VIÊN CỦA « NGÔI LÀNG PHANXICÔ »
Hôm 14/5/2022, Đức Phanxicô đã tiếp kiến các cư dân của « Ngôi làng Phanxicô », một dự án sinh thái và liên đới mới mẻ, được khởi động ở Pháp vào năm 2020, dưới sự khởi xướng của Étienne Villemain.
TÂY BAN NHA : CÂU CHUYỆN MANG TÍNH XÂY DỰNG VỀ « CHA CHAI »
Ở Valence, Tây Ban Nha, một con đường giờ đây mang tên « Padre Botella », Cha Chai. Cha Joaquín Sancho Albesa, khi tổ chức một cuộc đại thu gom chai thủy tinh, đã giúp 107 gia đình thoát nghèo. Ngài xứng đáng có một con đường mang tên ngài.
ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN : CÁI NHÌN CỦA ĐHY CZERNY
Đức tân Tổng trưởng Bộ phục vụ sự phát triển con người toàn diện nói về sự đóng góp của đạo Công giáo vào việc phát triển bền vững. ĐHY Czerny đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tình liên đới giữa các Nhà nước và việc giáo dục các thế hệ trẻ về những giá trị của tình huynh đệ. Ngài mời gọi : « Điều cấp bách là chúng ta cư xử với nhau như anh chị em ».
ĐỨC PHANXICÔ RỬA CHÂN CHO CÁC TÙ NHÂN TẠI NHÀ TÙ CIVITAVECCHIA
Vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh (14/4/2022), Đức Thánh Cha đã đến Civitavecchia, thành phố cảng ở phía bắc Rôma, để cử hành thánh lễ Tiệc Ly tại một nhà tù. Ngài đã rửa chân cho 12 tù nhân, và sau thánh lễ, dành thời gian trao đổi với nhiều tù nhân và các thành viên của ban nhân sự.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NGƯỜI DI DÂN, Ở MALTA : « TÔI KHÔNG BAO GIỜ QUÊN ANH CHỊ EM ! »
Đến thăm một trung tâm dành cho người tỵ nạn ở Malta, Đức Phanxicô đã kêu gọi hôm 3/4/2022 đừng rơi vào « cái bẫy » của sự dửng dưng đối với hoàn cảnh của người di cư.
ĐỨC PHANXICÔ : GIÁO HỘI VÀ THẾ GIỚI CẦN SỰ CAN ĐẢM CỦA CÁC PHỤ NỮ
Khi Hội nghị quốc tế về các nữ tiến sĩ Hội Thánh và là quan thầy của Châu Âu được tổ chức ở Rôma kết thúc vào ngày 8/3, Đức Phanxicô đã nói với tất cả các tham dự viên. Ngài giải thích : « Sự nhạy cảm của thế giới hiện nay đòi hỏi người phụ nữ phải được phục hồi phẩm giá và giá trị nội tại » mà họ đã được Đấng Tạo Hóa phú ban.
“SỰ SỐNG LÀ MỘT QUYỀN, CHỨ KHÔNG PHẢI SỰ CHẾT”
Dưới đây là suy tư của phân ban Gia đình và Sự sống của Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống về giá trị bất khả xâm phạm của sự sống con người trong tương quan với các hoàn cảnh cuối đời, dựa trên Huấn quyền gần đây nhất của Đức Phanxicô.
HUẤN QUYỀN CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VỀ VẤN ĐỀ AN TỬ
Trong suốt 2000 năm lịch sử của mình, Giáo hội đã luôn bảo vệ sự sống con người, từ khi thụ thai cho đến cái chết tự nhiên, với sự quan tâm đặc biệt dành cho những giai đoạn mong manh nhất của cuộc sống. Nói « không » với an tử (euthanasie) và việc bám riết điều trị là một tiếng « vâng » với phẩm giá và các quyền của nhân vị : không thể chữa khỏi được không có nghĩa là không thể chăm sóc được.
ĐỨC PHANXICÔ KHUYẾN KHÍCH BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN TRONG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI CÁC CUỘC LẠM DỤNG
Hôm 21/1/2022, các tham dự viên Hội nghị khoáng đại của Bộ Giáo lý Đức tin đã được Đức Phanxicô tiếp kiến. Ngài đã chúc mừng công việc của họ và đề cập đến các chủ đề như phẩm giá con người, sự phân định, cách riêng đối mặt với việc tìm kiếm mặt tâm linh mà không quy chiếu đến Tin Mừng, các cuộc lạm dụng, và việc thăng tiến một đức tin « đích thực và trực tiếp ».
Ở VENEZUELA, CÁC GIÁM MỤC TỐ GIÁC MỘT HỆ THỐNG Ý THỨC HỆ LOẠI TRỪ
Hoàn cảnh xã hội, kinh tế và chính trị của đất nước ở Châu Mỹ Latinh nằm ở trung tâm cuộc họp khoáng đại của các Giám mục Venezuela, vừa kết thúc hôm 13/1/2022. Trong thông cáo chung kết của mình, các ngài tố giác một hệ thống ý thức hệ giam hãm người dân Venezuela.