VINH DANH CHA HENRI DIDON, NGƯỜI PHÁT MINH RA PHƯƠNG CHÂM OLYMPIC
Chúa Nhật ngày 14/1/2024, giáo phận Créteil đã vinh danh Henri Didon, linh mục và người bạn lớn của Pierre de Coubertin. Ngài đã phát minh ra phương châm của Thế vận hội Olympic: “Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn”.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỀ CÁC ĐÔI BẠN BẤT QUY TẮC: “CHÚA CHÚC LÀNH CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI”
Đức Phanxicô, được nhà báo người Ý Fabio Fazio phỏng vấn trong chương trình “Che tempo che fa” trên kênh Nove, đề cập đến Tuyên ngôn “Fiducia supplicans”: “Mọi người phải bước vào cuộc đối thoại với việc chúc lành và nhìn ra con đường mà Chúa đề nghị”. Về chiến tranh: “Tôi sợ leo thang chiến tranh.” Ngài nói về sự từ nhiệm: “Hiện tại, nó không phải là trung tâm suy nghĩ của tôi”. Ngài thông báo hai chuyến tông du, tới Polynesia vào tháng 8 và tới Argentina vào cuối năm.
TỔNG THỐNG JAVIER MILEI CHÍNH THỨC MỜI ĐỨC PHANXICÔ ĐẾN THĂM ARGENTINA
Trong lá thư gửi Đức Phanxicô vào ngày 8 tháng 1, tân tổng thống Argentina, Javier Milei, đã chính thức mời Đức Phanxicô đến thăm quê hương của ngài. Cơ hội tạ lỗi sau những lời xúc phạm của vị nguyên thủ quốc gia này đối với Đức Thánh Cha trong chiến dịch tranh cử tổng thống vừa qua.
ĐỨC PHANXICÔ : CHÚC LÀNH CHO CON NGƯỜI, CHỨ KHÔNG CHÚC LÀNH CHO TỘI LỖI
Một “xứ truyền giáo”. Đây là cách Đức Phanxicô định nghĩa giáo phận Rôma trong cuộc gặp gỡ kín theo truyền thống, với hàng giáo sĩ Rôma được tổ chức vào ngày 13/1/2024 tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô. Đức Giáo Hoàng đến sau 9 giờ sáng và được Đức Hồng y Vicar Angelo De Donatis chào đón. Tại đây, ngài tuyên bố : chúc lành cho con người, chứ không chúc lành cho tội lỗi.
KỶ NGUYÊN MỚI Ở BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
Việc ĐHY Víctor Manuel Fernández nhậm chức Bộ trưởng vào tháng 9 vừa qua đã mở ra một kỷ nguyên mới ở Bộ Giáo lý Đức tin. Từ tình trạng của những bà mẹ đơn thân cho đến việc lưu giữ tro cốt của những người đã khuất, rồi việc rửa tội cho người chuyển giới… và đặc biệt việc chúc lành cho những người trong hoàn cảnh bất quy tắc, những cách tiếp cận mục vụ mới xuất hiện từ nhiều văn bản được công bố bởi Bộ này. Điều đã khiến nhà báo Cyprien Viet đặt câu hỏi trong một bài viết được đăng trên trang Aleteia, ngày 17/12/2023 : Phải chăng có một cuộc cách mạng ở Bộ Giáo lý Đức tin ?
ĐỒNG Ý VỚI ĐỨC THÁNH CHA, CÁC GIÁO HỘI CHÂU PHI SẼ KHÔNG CHÚC LÀNH CHO CÁC CẶP ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI
Một thông điệp được phát đi bởi Đức Hồng y Fridolin Ambongo, chủ tịch Sceam, tổng hợp các quan điểm của các Hội đồng Giám mục khác nhau ở lục địa Châu Phi và trả lời, trong sự đồng ý với Đức Giáo Hoàng, cho mối quan tâm của giáo dân, những người thánh hiến và các mục tử, sau khi công bố Tuyên ngôn Fiducia Supplicans.
CHÚC LÀNH CHO CÁC CẶP ĐỒNG TÍNH: TIẾNG “KHÔNG” NÓI LÊN TINH THẦN HIỆP HÀNH CỦA CÁC GIÁM MỤC CHÂU PHI
Các Giáo hội Châu Phi đã công bố một tuyên bố chung vào Thứ Năm, ngày 11 tháng Giêng, tuyên bố rằng họ đối lập với việc chúc lành cho các đôi bạn trong hoàn cảnh bất quy tắc. Những khác biệt trong quan điểm về Fiducia supplicans một cách nghịch lý lại khít với tầm nhìn của Đức Giáo hoàng, người, ngay từ đầu triều đại giáo hoàng của mình, đã kêu gọi một nền thần học thích ứng với các bối cảnh văn hóa khác nhau.
XÍCH LẠI GẦN VỚI TÌNH YÊU NHƯNG KHÔNG VÀ VÔ ĐIỀU KIỆN CỦA THIÊN CHÚA
Tuyên ngôn Fiducia supplicans cho thấy rõ rệt sự phân cực trong Giáo hội liên quan đến việc chúc lành cho các đôi bạn trong hoàn cảnh bất quy tắc. Đằng sau đó là những lối tiếp cận tâm linh khác nhau đối với tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa.
THÔNG CÁO CỦA HỘI ĐỒNG THƯỜNG TRỰC CỦA HĐGM PHÁP VỀ TUYÊN NGÔN FIDUCIA SUPPLICANS : CÁC MỤC TỬ HÃY QUẢNG ĐẠI CHÚC LÀNH
Trong một tuyên bố chung ngày 10/1/2024, các Giám mục Pháp đã đón nhận Tuyên ngôn Fiducia Supplicans một cách tích cực và đồng thời kêu gọi các mục tử hãy quảng đại chúc lành cho những ai đến với họ, thể hiện sự chào đón rộng rãi và vô điều kiện đặc biệt đối với những người đang sống trong hoàn cảnh bất quy tắc. Thông cáo này được đưa ra sau cuộc họp từ thứ Hai ngày 8 tháng Giêng đến thứ Tư ngày 10 tháng Giêng, với sự hiện diện của khoảng 40 Giám mục. Dưới đây là thông cáo:
“FIDUCIA SUPPLICANS”: SỰ TIẾP NHẬN ĐẦY KHÓ KHĂN CỦA CÁC GIÁM MỤC PHÁP
Kể từ khi công bố Tuyên ngôn Fiducia supplicans, cho phép chúc lành cho các đôi bạn “trong hoàn cảnh bất quy tắc” và các cặp đồng giới, các Giám mục Pháp dường như bị chia rẽ về việc tiếp nhận nó.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 3. TẬT MÊ ĂN UỐNG
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, trong bài giáo lý tiếp theo về các tật xấu và nhân đức, giờ đây chúng ta xem xét tội mê ăn uống. Với tư cách là khách mời tại tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu đã dạy về sự tốt lành của thức ăn thức uống, và niềm vui tình bạn ở bàn ăn.
SỰ THẬT VỀ CUỐN SÁCH GÂY TRANH CÃI CỦA ĐHY FERNANDEZ
Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin đang là trung tâm của sự chỉ trích mạnh mẽ, sau khi được đăng trên một số blog theo chủ nghĩa truyền thống và bảo thủ một đoạn trích từ một trong những cuốn sách của ngài về “Sự đam mê thần bí“, xuất bản năm 1999, và có những đoạn văn được cho là “khiêu dâm”.
SỰ NỒNG ẤM NGOẠI GIAO GIỮA TÒA THÁNH VÀ VIỆT NAM
Năm 2023 đánh dấu một bước tiến triển đáng kể trong quan hệ song phương giữa Tòa Thánh và Việt Nam. Quốc gia cộng sản này, vốn đã cắt đứt mọi quan hệ song phương với Rôma vào năm 1975, trước khi dần dần nối lại đối thoại từ năm 1990, đã tăng cường những cử chỉ cởi mở trong năm qua.
TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG VÀ NỀN NGOẠI GIAO, NHỮNG NGUYÊN TẮC LỚN VÀ NHỮNG QUYỀN CỤ THỂ
Lời chúc truyền thống gửi tới ngoại giao đoàn cạnh Tòa thánh. Trước 180 nhà ngoại giao tập trung tại Dinh Tông tòa, Đức Phanxicô đã xác định vào thứ Hai, ngày 8 tháng 1, các ưu tiên quốc tế của Vatican cho năm 2024, liên quan đến các nơi khác nhau của chiến tranh hoặc các vấn đề toàn cầu. Nhìn lại những nét đặc thù lịch sử trong cách tiếp cận ngoại giao của Tòa Thánh, khiến Giáo hội Công giáo, phổ quát tự bản chất, trở thành tôn giáo duy nhất có quyền tiếp cận các quan hệ ngoại giao.
KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA 2024: ĐỪNG QUÊN NGÀY RỬA TỘI CỦA MÌNH
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Hôm nay chúng ta cử hành lễ Chúa Giê-su chịu Phép rửa (x. Mc 1.7-11). Biến cố này diễn ra tại sông Giođan, nơi mà Gioan – vì lẽ này được biết đến với danh xưng “Gioan Tẩy Giả” – thực hiện nghi thức thanh tẩy, diễn tả lòng cam kết từ bỏ tội lỗi và hoán cải. Dân chúng đến để chịu phép rửa với lòng khiêm nhường, chân thành, như Phụng vụ cho hay, với “đôi chân trần và tâm hồn không che đậy”, và Đức Giê-su cũng đi đến đó, khởi đầu sứ vụ của Ngài: vì thế Đức Giê-su cũng cho thấy rằng Ngài muốn gần gũi với các tội nhân, Ngài đến vì họ, vì chúng ta, vì hết thảy những kẻ tội lỗi.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI CÁC NHÀ NGOẠI GIAO: CHIẾN TRANH, BI KỊCH VÀ NHỮNG VỤ THẢM SÁT VÔ ÍCH
Một vòng thế giới về các cuộc xung đột đang diễn ra và nhắc lại quan điểm của Tòa Thánh về các vấn đề lớn, Đức Phanxicô đã có bài diễn văn chúc mừng truyền thống tới Ngoại giao đoàn vào Thứ Hai, ngày 8/1/2024. Ngài kêu gọi đặt khuôn mặt và tên tuổi cho tất cả các nạn nhân của chiến tranh và di cư. Ngài cũng liệt kê những con đường cần thực hiện để đảm bảo hòa bình, chủ đề trọng tâm trong bài phát biểu của ngài.
ĐỨC PHANXICÔ NHẮC ĐẾN VIỆT NAM TRONG DIỄN VĂN TRƯỚC NGOẠI GIAO ĐOÀN
LỄ CHÚA HIỂN LINH 2024: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
“Chúng ta cần buông bỏ các ý thức hệ về Giáo hội để có thể khám phá ra ý nghĩa của Mẹ Thánh Giáo hội, khám phá ra thường tính (habitus) của Giáo hội. Các ý thức hệ về Giáo hội, không; ơn gọi Giáo hội, vâng. Chúa phải được đặt vào trung tâm, chứ không phải là tư tưởng hay hoạch định riêng của chúng ta“. Đức Phanxicô kêu gọi như thế trong bài giảng Lể Hiển Linh, hôm Chúa Nhật 6/1/2024, qua đó ngài mời gọi các Kitô hữu noi gương các Đạo sĩ ngước mắt nhìn trời, với đôi chân bước đi trên mặt đất, với tấm lòng phục bái tôn thờ.
TUYÊN NGÔN, SẮC CHỈ, THÔNG ĐIỆP… TÌM HIỂU PHẨM TRẬT CỦA CÁC TÀI LIỆU DO VATICAN CÔNG BỐ
Tuyên ngôn, tông thư, tông huấn, tín điều, sắc chỉ, thông điệp: làm thế nào phân biệt được các văn bản khác nhau do Tòa Thánh công bố? Chúng ta có phải tuân phục chúng không? Đâu là vị trí của chúng trong Giáo hội Công giáo ?
TOÀN VĂN TUYÊN NGÔN FIDUCIA SUPPLICANS VỀ Ý NGHĨA MỤC VỤ CỦA CÁC LỜI CHÚC LÀNH
BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
Tuyên ngôn Fiducia supplicans
về ý nghĩa mục vụ của các lời chúc lành