NGÀY THẾ GIỚI CHỐNG NẠN BUÔN NGƯỜI : ĐẤU TRANH VÌ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI

Ngày 30/7 đánh dấu Ngày Thế giới chống nạn buôn người của Liên Hiệp Quốc. Mạng lưới thế giới đấu tranh chống lại việc buôn bán người « Talitha Kum », gồm 3000 nữ tu và giáo dân Công giáo, đã đưa ra những sáng kiến khác nhau trên khắp thế giới.
TÒA THÁNH KÊU GỌI MỘT HỆ THỐNG LƯƠNG THỰC BAO HÀM

Các ước tính cho thấy số người thiếu ăn trên thế giới do hậu quả của đại dịch đã gia tăng 132 triệu người và càng cho thấy « một hệ thống không vận hành », nữ tu Alessandra Smerilli, phó thư ký của Bộ Phát triển con người toàn diện và đứng đầu của phái đoàn Tòa Thánh ở hội nghị tiền thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về các Hệ thống lương thực, ghi nhận. Vì thế, Vatican khuyến cáo một hệ thống « bao hàm ».
HOA KỲ : CUỘC HỌP THƯỢNG ĐỈNH QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN VỀ TỰ DO TÔN GIÁO

Được xúc tiến theo sáng kiến của Sam Brownback, nguyên đại sứ về tự do tôn giáo dưới thời Donald Trump, sự kiện mới mẻ này tập hợp, từ 13-15/7/2021, tại Washington, nhiều nhà chức trách tôn giáo và chính trị trên toàn thế giới. Với tham vọng thành lập một « liên minh hùng mạnh » chống lại sự phân biệt kỳ thị tôn giáo.
DI DÂN VÀ TỴ NẠN : « NHỮNG NGƯỜI TỴ NẠN NÀY LÀ KHUÔN MẶT CỦA CHÚA KITÔ »

« Những người tỵ nạn này là khuôn mặt của Chúa Kitô. Tôi không thể cử hành Thánh Thể và sống đức tin của tôi nếu tôi không nhận ra Chúa Kitô nơi khuôn mặt của người nghèo, nếu tôi không đón tiếp và không chia sẻ với họ những gì tôi có » : đó là những lời phát biểu của cha John luke Gregory, Tổng đại diện của Tổng Giáo phận Rhodes và là tu sĩ dòng Phanxicô Phó Tỉnh Dòng Thánh Địa.
LIÊN HIỆP QUỐC : TÒA THÁNH ỦNG HỘ QUYỀN TIẾP CẬN PHỔ CẬP CÁC DỊCH VỤ CHĂM SÓC VÀ VẮC-XIN COVID 19

Tòa Thánh ủng hộ khuyến nghị của chuyên gia quốc tế ở Liên Hiệp Quốc về việc « từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ để bảo đảm quyền tiếp cận phổ cập các dịch vụ chăm sóc và vắc-xin covid-19 ».
VATICAN : NẠN BUÔN NGƯỜI, VẤN ĐỀ NẰM Ở NHU CẦU

“Lý do căn bản của vấn nạn buôn người, đó là nhu cầu”, Đức cha Janusz Urbańczyk, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE), khẳng định.
DOMINIQUE COATANÉA : « TÌNH YÊU LÀ MỘT SỨC MẠNH THÚC ĐẨY ĐI ĐẾN VỚI THA NHÂN »

Dominique Coatanéa, nữ giáo sư thần học luân lý ở Centre Sèvres, xác tín về sức mạnh xã hội của tình yêu, một sự năng động thúc đẩy chúng ta đi ra khỏi mình để đến với tha nhân.
“Chúng ta có thể nói rằng thật rất khó để yêu thương một người không gần với chúng ta. Nhưng chúng ta cũng có thể nói : đây là những gì xảy ra khi chúng ta không yêu thương. Đó là những gì Đức Giáo hoàng Phanxicô đang làm trong các bản văn của ngài : đó là những gì đang xảy ra trong một xã hội loại trừ ; đó là những gì đang xảy ra khi người ta coi tha nhân như là vô dụng – tôi nhận lấy nó và tôi vứt bỏ nó ; đó là những gì đang xảy ra trong một xã hội tiêu thụ và săn mồi…”
ĐỨC PHANXICÔ : NGHÈO ĐÓI KHÔNG PHẢI LÀ KẾT QUẢ CỦA SỐ PHẬN, NHƯNG LÀ HẬU QUẢ CỦA TÍNH ÍCH KỶ

« Một lối tiếp cận khác về sự nghèo đói là cần thiết »
Trong sứ điệp được công bố ngày 14/6/2021 cho Ngày thế giới người nghèo, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các chính phủ trên toàn thế giới xây dựng « một mô hình xã hội hướng đến tương lai, có khả năng đối diện với những hình thức mới của sự đói nghèo ».
ĐỨC PHANXICÔ : KHÔI PHỤC THIÊN NHIÊN, ĐÓ LÀ KHÔI PHỤC CHÍNH CHÚNG TA

« Khôi phục thiên nhiên mà chúng ta đã làm hư hại trước hết có nghĩa là khôi phục chính chúng ta », Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như thế trong một sứ điệp gởi cho các cấp Liên Hiệp Quốc nhân dịp khởi động « Thập niên Liên Hiệp Quốc khôi phục hệ sinh thái » để ngăn chặn và đảo ngược sự suy thoái của các hệ sinh thái trên thế giới.
DI DÂN : SỨC KHỎE KHÔNG PHẢI LÀ MỘT ĐẶC ÂN MÀ LÀ MỘT THIỆN ÍCH HÀNG ĐẦU

« Thay vì là một đặc ân, việc săn sóc y tế phải được tiếp cận và dễ gần đối với mọi người », Đức cha Ivan Jurkovic khẳng định như thế tại cuộc gặp gỡ của Tổ chức quốc tế về di dân ngày 26/5/2021.
CƯƠNG LĨNH HÀNH ĐỘNG LAUDATO SI’ : ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI « CÙNG NHAU LÀM VIỆC » ĐỂ TÁI THIẾT NGÔI NHÀ CHUNG CỦA CHÚNG TA

Bảy năm để thay đổi « cách sống của chúng ta trong thế giới, các phong cách sống của chúng ta, mối tương quan của chúng ta với các nguồn tài nguyên trái đất và, nói chung, cách thức chúng ta nhìn con người và sống cuộc sống của chúng ta » : đó là lời kêu mời của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân dịp khởi động « Cương lĩnh hành động Laudato si’ » : « Chúng ta cần một lối tiếp cận mới về sinh thái ».
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC ĐẠI SỨ CỦA 9 NƯỚC CẠNH TÒA THÁNH

Hôm 21/5/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các Đại sứ Singapore, Zimbabwe, Bangladesh, Algeria, Sri Lanka, Barbados, Thụy Điển, Phần Lan và Nepal, nhân dịp đệ trình thư ủy nhiệm của họ.
NGUYÊN TẮC MỤC ĐÍCH PHỔ QUÁT CỦA CỦA CẢI

Christian Mellon, s.j., Ceras, nguyên thư ký của Ủy ban Công lý và Hòa bình, Pháp
Nếu nguyên tắc « mục đích phổ quát của của cải » bén rễ trong truyền thống lâu đời nhất, thì chính công thức mà Vatican II đưa ra ngày nay lại được trích dẫn phổ biến nhất : « Thiên Chúa đã dự định trái đất và tất cả những gì nó chứa đựng cho mọi người và mọi dân tộc sử dụng, để của cải của công trình tạo dựng phải chảy vào tay của mọi người cách công bằng, theo quy luật công lý, không thể tách rời với bác ái » (Gaudium et spes, GS 69,1).
BÁC ÁI

Luc Dubrulle, Linh mục, Học viện Công giáo Paris
« Thiên Chúa là tình yêu ». Nền tảng tín lý này là nguyên tắc để hiểu bác ái như là « tiêu chí tối thượng và phổ quát của toàn thể nền đạo đức xã hội ». Từ Thông điệp Rerum novarum cho đến Thông điệp Caritas in veritate, bác ái trở thành hoạt động, khoa học, linh hồn, chân lý ; nó có thể là xã hội và chính trị. Nó là « con đường chủ đạo của Học thuyết xã hội của Giáo hội ».
CÁI NHÌN MỚI MẺ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ VỀ GIA ĐÌNH

Monique Baujard, Ủy ban « Gia đình và xã hội », HĐGM Pháp.
(Bài này là phần tác giả cập nhật thêm cái nhìn của Đức Phanxicô cho bài viết về « Gia đình » mà chúng tôi đã từng chuyển ngữ và đăng trước đây.)
LIÊN HIỆP QUỐC : TOÀ THÁNH NHẤN MẠNH « CÁI GIÁ CON NGƯỜI PHẢI TRẢ » CHO VIỆC TÀN PHÁ RỪNG

Ý thức về « cái giá con người phải trả cho việc tàn phá rừng » và « những hậu quả sâu xa và cụ thể » của nó cách riêng đối với người nghèo và người dễ bị tổn thương nhất : đó là ước muốn của Đức cha Gabriele Caccia, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc.
GIÁO HỘI VÀ NỀN DÂN CHỦ HIỆN ĐẠI

Bài thuyết trình của cha Frédéric LOUZEAU,
tiến sĩ triết học và thần học, chủ tịch Khoa Notre-Dame
NGUYÊN TẮC LIÊN ĐỚI

Bertrand Cassaigne, s.j., Ceras, tạp chí Projet
Bác ái là nguồn mạch. Liên đới là sự thể hiện của bác ái : nguyên tắc hiểu biết và hành động, diễn tả cách thức mà phẩm giá mỗi người được nhìn nhận, vượt lên trên những bất bình đẳng. Vừa là sự nhìn nhận những khát vọng vừa là sự thực hiện xuyên qua luật pháp và các thể chế.
SỨ ĐIỆP VIDEO CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỞI CÁC THAM DỰ VIỆN CỦA CUỘC HỌP THƯỢNG ĐỈNH QUỐC TẾ CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VỀ KHÍ HẬU

Cuộc họp thượng đỉnh này diễn ra trực tuyến vào ngày 22-23/4/2021 nhân Ngày Trái đất, với sự có mặt của nguyên thủ, thủ tướng của 40 nước trong đó có Mỹ, Ấn Độ, Trung quốc, Nga, Nhật, Tây Ban Nha, Ba Lan, Việt Nam. Dưới đây là toàn văn sứ điệp ngắn gọn của Đức Thánh Cha :
NGUYÊN TẮC BỔ TRỢ (PHỤ ĐỚI)

Bertrand Hériard , s.j., nguyên Giám đốc Trung tâm Ceras và tạp chí Projet
Là nguyên tắc triết học chính trị làm cơ sở cho tất cả các chế độ liên bang, nguyên tắc bổ trợ (subsidiarité) khuyến nghị rằng các quyết định cần được đưa ra theo hướng gần với các bên liên quan hơn. Một nhóm lớn hơn chỉ can thiệp để bổ sung các chức năng vượt quá khả năng của một nhóm nhỏ.