SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN A

Written by xbvn on Tháng Bảy 23rd, 2014. Posted in Mai Tá, Năm A

“Em đến từ trong giấc hỗn mang,”

Lời ca không mở cửa thiên-đường.”

(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Mt 13: 44-52

            Thiên đường hạ-giới rày không mở, làm sao đến được từ hỗn mang. Thiên-quốc Nước Trời nay không đóng, người người hân-hoan cứ tiến vào.

            Trình-thuật hôm nay, thánh-sử Mát-thêu cũng đề-cập đến thiên-đường là Nước Trời ở trần gian trong đó có kho tàng quý-giá vẫn chôn-giấu nơi ruộng đồng cuộc sống, rất bon chen.

Nơi ruộng đồng cuộc sống, có những thực-tại sờ sờ ngay trước mắt, nhưng con người không nhận ra. Trong đời người đi Đạo, có những chân-lý được Đức Chúa mặc-khải, nhưng các tín-hữu Đạo Chúa lâu nay ra như chưa một lần cảm nghiệm Nước Trời ở trần gian là thực-tại trong chân-lý ấy.

Vào những tháng ngày rất xưa, nhiều vị thừa-sai Đạo Chúa vẫn sử-dụng bài Tin Mừng hôm nay như một bằng-chứng hùng-hồn để giảng-thuyết về thiên-đường. Khi dẫn giải thế nào là Thiên-đường, các ngài có thói quen đưa ví-dụ kho-tàng chôn nơi ruộng đồng và viên ngọc quý-giá làm bằng.

Không những thế, các ngài còn thêm-thắt về hỏa-ngục hầu minh-họa lời mình trần-tình qua ảnh-hình một lò lửa cháy bừng bừng, ở đó toàn những “khóc lóc nghiến răng” đến khiếp sợ. Tất cả các yếu tố nói ở đây đều là chuyện kể hằng ngày, ở huyện nhà.

Đằng khác, một số vị giảng-thuyết làm như thể mình biết rất nhiều điều về địa-ngục bừng cháy rất nóng-nảy. Làm như thể chính các ngài là những cây viết sáng-giá đã từng hơn một lần tham-quan/vãn-cảnh chốn địa-ngục trần-gian, rất nhiều lần. Và, các ngài còn cảnh-giác người nghe lo chuẩn-bị hành-trang để một mai lỡ có một lần trót dại, cũng không sao.

Có dạo nọ, nhân mùa thuyết-giảng ở giáo xứ mình, vị linh-mục đứng bục giảng đã hùng-hồn dẫn-giải cho giáo-dân hiểu/biết thế nào là hỏa-ngục lửa bỏng bằng cột miêu-tả rất khúc-chiết, gẫy gọn. Vị ấy còn khẳng định thêm: “Giả như anh chị em ra khỏi nhà thờ mà không chấm nước thánh và làm dấu thánh kêu tên Cực trọng, thì sẽ bị chết bất đắc kỳ tử và rồi sẽ đáp chuyến tầu suốt đi thẳng vào cõi địa-ngục ngàn đời, cho mà xem!”

Vào cuối bài giảng hôm ấy, người chị họ của chúng tôi đứng cạnh giếng thánh nhà thờ quan-sát thấy mọi người lần lượt tiến ra cửa nhà-thờ làm động-tác chấm chấm rất nhiều lần, rồi cứ thế không ngớt mời chào và nhường bước. Cuối cùng, chị không chấm nước thánh-thiêng, vẫn cứ về nhà mà vẫn chẳng bị đẩy vào chốn hoả-ngục lửa cháy đùng đùng đền tội chi hết.

Những ưu-tư thúc-bách như thế, chẳng làm giảm đi thực-chất của thứ địa-ngục nơi trần-thế. Nhưng, nếu tin vào thiên-đường và ý-chí tự-do cho đúng cách, có lẽ ta phải xác-quyết rằng hỏa-ngục-nơi-con-người vẫn có thật. Và, ta phải minh-xác với những ai từng phản-bác một cách có tự-do hiểu-biết và nghiêm-chỉnh chống lại sự-kiện Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu vẫn hiện-diện trong đời mình. Có như thế, ta mới cương-quyết định-đọat số-phận mình cho thế-giới ở đời sau.

Tuy nhiên, vẫn có sự khác-biệt rất lớn giữa các nhận-định của chúng ta, khi trước và vào lúc này, về thiên-đường cùng hỏa-ngục. Chắc hẳn, mọi người đều hiểu-biết ý-nghĩa của truyện kể về kho-tàng giấu nơi ruộng và viên ngọc quý-giá đều là ví-dụ súc-tích về thiên-đường. Các ví-dụ ấy tuyệt-diệu đến độ nó đã để lại những mấu-chốt giúp ta hình-tượng được các ý-niệm mà đầu óc con người không thể diễn-nghĩa được. Về hỏa ngục, cũng thế. Cuối cùng, vấn-đề đặt ra là: làm sao hình-dung được cuộc sống con người, mà lại không bao gồm tình-thương và sự hiện-hữu của Đức Chúa?

Đọc các sách tu đức, ta được hướng-dẫn về thứ hỏa-ngục tô vẽ bằng đường nét chấm-phá quanh-co cốt cho thấy đích-điểm và tình-huống mà trong đó tình thương không thể nào hiện-diện được vào lúc nào hết. Nói một cách xác tín hơn, có lẽ ta nên khẳng-định rằng: hỏa-ngục chính là tình-trạng “vô-thượng” hoặc đối-nghịch với Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu rất thương mến người đồng-loại, tức: không còn lòng xót-thương người khác nữa.

Thêm một khác biệt nữa, là: ngày nay ta đã thận-trọng hơn khi trước rất nhiều, không còn tự tiện quyết-đoán xem ai sẽ là người phải vào chốn “khóc lóc và nghiến răng” ấy, trước nhất? Trong khi đó, ta còn phải nhớ lời Đức Kitô luôn khẳng-định rằng: ý-định của Thiên-Chúa là: mọi người đã được cứu rỗi, từ lâu rồi. Ta không thể coi đây là chuyện nghiêm-chỉnh nếu ta cứ muốn  cho người nào khác phải rơi tuột vào chốn “nóng bỏng” ấy, vì họ dám vi-phạm chỉ một lỗi-lầm rất nhỏ nghịch-chống lại lề-luật ta ban ra.

Đọc Tin Mừng của Chúa theo hướng tích-cực, ta có thể dùng bài Phúc Âm hôm nay như bằng-chứng cho thấy Chúa đối-xử với ta vẫn thật tốt. Ngài luôn ban tặng cho ta Nước Trời mà Ngài từng tuyên-hứa. Hiểu như thế, thì: nhân-loại chính là kho-báu được chôn nơi ruộng mà Chúa đã bỏ tất cả mọi sự để mở rộng vòng tay ôm, đón nhận ta vào lòng. Đồng thời, con người phàm-trần chính là viên ngọc quý-giá được Chúa đổi cả thiên-đường lẫn trái đất để nhận lấy cho riêng Ngài. Và, bản thân ta phải được coi như lớp cá chất đầy mẻ lưới tình-thương do Chúa từng thâu gom thành cộng-đoàn đầy mến-mộ.

Chúa của ta, là Đấng dám trở nên con người phàm-trần giống như ta ngang qua và nhờ vào bản-thể Đức Kitô, ngõ hầu ta biết thông-cảm, yêu-mến và phục-vụ Ngài. Đó, là ý-nghĩa đích-thực của Tin Mừng. Đó, mới là điều mà Ngài nhắc nhở: môn đệ nào biết nhìn-nhận các sự việc của thiên-đường thì phải xử-sự như chủ nhà được kể ở dụ-ngôn hôm nay.

Đây là hình-ảnh súc-tích, đầy đủ ý-nghĩa về những người biết yêu thương, trân-trọng. Thời Đức Giêsu sống, chủ nhà phải là người biết thương-yêu đùm-bọc và tạo được an-bình/hài-hoà cùng sự công chính cho hết mọi người.

Lâu nay Đức Chúa vẫn phú ban cho ta mọi thứ tự do ngõ hầu ta có thể quyết-định mọi chuyện. Ngài vẫn trao-tặng ta kho tàng giấu nơi ruộng và viên ngọc quý-giá ấy, hầu giúp ta biết thương-yêu, đùm bọc lẫn nhau; biết tân-tạo an-bình/hài hòa cho nhau; đối xử với nhau vui vẻ, công bằng hơn. Mọi quyết-định đều do ta tự ý chọn-lựa. Một lựa-chọn vẫn được trân trọng, từ trước đến nay. Nhưng, lựa-chọn này bao-hàm sự cốt-thiết sống phù-hợp với Đạo Chúa, bây giờ và mãi mãi.

Đó, mới là thiên-đường. Đó, mới là Nước Trời ở trần gian, đang diễn-tiến trong cuộc sống thường nhật của ta và mọi người.

Trong tinh-thần cảm-nghiệm một sự thật như thế, ta lại sẽ ngâm lên lời ở trên, rằng:

“Em đến từ trong giấc hỗn mang,

Lời ca không mở cửa thiên-đường.

Thời-gian bốn phía nhoà gương mặt,

Ảo-tưởng nghiêng vầng trán khói sương.”

(Đinh Hùng – Gặp Em Huyền Diệu)

Em huyền-diệu gặp được ở Nước Trời trần-gian, vẫn là mộng giấc xưa hỗn mang nay hiện thực. Thiên-đường ấy, nay hiện-thực ở Nước Trời vẫn rộng mở để đón chờ cả người anh lẫn người chị cùng đàn em thương nhớ vầng trán khói sương, không ảo-tưởng. Đó, chính là lời ca ta vẫn hát ở mọi thời, trong Nước Trời.

Lm Richard Leonard sj

Mai Tá lược dịch

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31