ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỀ BÁO CÁO SAUVÉ VÀ VỀ LÝ DO CHẤP NHẬN ĐƠN TỪ NHIỆM CỦA ĐỨC CHA AUPETIT

Hôm 6/12/2021, trên chuyến bay trở về Rôma sau chuyến tông du Síp và Hy Lạp, Đức Phanxicô đã trả lời cho câu hỏi của một phóng viên về trường hợp của Đức cha Michel Aupetit và về báo cáo Sauvé.
THÁNH LỄ Ở ATHENS : THIÊN CHÚA KẾT HỢP VỚI NHỮNG AI NHÌN NHẬN MÌNH NHỎ BÉ VÀ NGHÈO KHỔ

Hôm 5/12/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ Chúa Nhật II Mùa Vọng ở Phòng hòa nhạc Megaron, trước sự hiện diện của khoảng 2000 người, do hạn chế về khoảng cách vì đại dịch. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha đã dừng lại ở hai chiều kích : sa mạc và sự hoán cải.
THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐƯỢC UNESCO VINH DANH

Hôm 4/12/2021, một phái đoàn của Unesco đã được đón tiếp ở Lisieux để chính thức hóa việc ghi khắc, trong số các ngày kỷ niệm sẽ được cử hành vào năm 2022-2023 bởi tổ chức quốc tế này, 150 năm ngày sinh của thánh Têrêsa Lisieux, vào năm 1873. Một cách thức đánh dấu tầm quan trọng phổ quát của thông điệp của « nữ đại sứ nước Pháp » này.
Ở ATHENS, BÀI HỌC VỀ DÂN CHỦ CỦA ĐỨC PHANXICÔ

Khi đến Athens hôm 4/12, Đức Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi lo lắng cho một Châu Âu « bị chia xé » bởi « những thói ích kỷ dân tộc chủ nghĩa » và đồng thời kêu gọi mở ra cho siêu việt cũng như có một « nền chính trị tốt ».
TẠI ATHENS, NHỮNG LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGƯỜI CÔNG GIÁO THIỂU SỐ: THIỂU SỐ KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ VÔ NGHĨA

Vào tối đầu tiên trong chuyến tông du đến Hy Lạp, hôm 4/12/2021, Đức Phanxicô đã có nhiều lời khích lệ và lời khuyên đối với cộng đồng Công giáo thiểu số ở Hy Lạp. Một lần nữa ngài cũng xin lỗi Chính Thống giáo về những lỗi lầm trong quá khứ và kêu gọi sự hiệp nhất Kitô hữu.
ĐỨC PHANXICÔ Ở SÍP : HÀNH TRÌNH CỦA NGƯƠI DI CƯ TẠO NÊN « MỘT CHẾ ĐỘ NÔ LỆ TOÀN CẦU »

Vào ngày thứ hai của cuộc tông dung đến Síp và Hy Lạp, hôm 3/6/2021, bằng những lời rất mạnh, Đức Phanxicô đã phê phán sự dửng dưng của Tây phương đối với số phận của người di cư. Và ngài đã kêu gọi tình liên đới Châu Âu để không để cho các nước nhỏ của Châu Âu ở tiền tuyến.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ TẠI SÂN VẬN ĐỘNG GSP, NICOSIE (SÍP) : CHÚA GIÊSU LÀ ÁNH SÁNG CHIẾU SOI ĐÊM TỐI TÂM HỒN VÀ THẾ GIỚI

Trong bài giảng thánh lễ hôm 3/12/2021, tại sân vận đồng GSP, ở Nicosie, trước khoảng 10.000 người, Đức Thánh Cha đã mời gọi các Kitô hữu « dừng lại ở ba giai đoạn của cuộc gặp gỡ » với Chúa Giêsu để sống tâm tình Mùa Vọng. Giai đoạn « đến với Chúa Giêsu để được chữa lành », vì « Ngài là ánh sáng soi chiếu đêm tối tâm hồn và thế giới ».
TRƯỚC CÁC VỊ HỮU TRÁCH CHÍNH TRỊ, ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI VIỆC THỐNG NHẤT ĐẢO SÍP

Đức Phanxicô đã yêu cầu các nhà chức trách Síp tiếp tục « tin tưởng vào sức mạnh kiên nhẫn và ôn hòa của việc đối thoại », bất chấp sự chia rẽ hòn đảo từ gần 50 năm qua.
CÁC KIỂU PHÂN LOẠI THẦN HỌC KHÁC NHAU

ĐỨC PHANXICÔ CHẤP NHẬN ĐƠN TỪ NHIỆM CỦA ĐỨC CHA AUPETIT

Hôm 2/12/2021, Đức Phanxicô đã chấp nhận đơn từ nhiệm của Đức cha Aupetit. Đức Tổng Giám mục Paris, 70 tuổi, đã giao phó trách vụ của mình cho Đức Thánh Cha cách đây một tuần, sau những cáo buộc của báo chí về việc quản trị và đời tư của ngài. Đây là một thông báo bất ngờ, nhất là do sự nhanh chóng của nó và khi Đức Giáo hoàng đang lên đường tông du 5 ngày ở Síp và Hy Lạp.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE- BÀI 3. THÁNH GIUSE, NGƯỜI CÔNG CHÍNH VÀ HÔN PHU CỦA ĐỨC MARIA

« Thật quan trọng biết bao đối với mỗi người chúng ta là vun trồng một đời sống công chính và đồng thời cảm thấy rằng chúng ta luôn cần đến sự trợ giúp của Thiên Chúa ! Để có thể mở rộng chân trời của chúng ta và cân nhắc các hoàn cảnh của cuộc sống theo một quan điểm khác biệt và rộng lớn hơn.» Đức Phanxicô đã mời gọi như thế trong bài giáo lý về thánh Giuse hôm 1/12/2021, và đồng thời mời gọi, noi gương thánh Giuse, đừng nhốt mình trong sự cay đắng khổ đau nhưng biết đón nhận các biến cố trong sự quan phòng của Chúa, bởi vì « chính khi đối diện với một số hoàn cảnh của cuộc sống, thoạt đầu có vẻ kịch tính, mà sự Quan Phòng đang được che giấu, theo thời gian, thành hình và soi sáng ý nghĩa ngay cả cho nỗi đau đã ập đến với chúng ta ».
ỦY BAN CHÂU ÂU SẼ VIẾT LẠI BẢN VĂN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC PHÂN BIỆT KỲ THỊ

Sau nhiều tranh cãi, văn kiện của Ủy ban Châu Âu mời gọi đấu tranh chống phân biệt kỳ thị sẽ được viết lại. Nó đã chủ trương không sử dụng những từ và danh xưng nào không bảo đảm « quyền của mỗi người được đối xử cách bình đẳng ». Đặc biệt gợi lên ám chỉ đến việc biến mất của các đề cập đến từ Noël , ĐHY Parolin đã bày tỏ sự phản đối của mình : « Đó không phải là cách đấu tranh chống lại sự phân biệt kỳ thị », bởi vì nó có nguy cơ “hủy hoại con người” và chối bỏ “thực tại”.
ĐHY PAROLIN : HỌC THUYẾT XÃ HỘI LÀ MỘT LÃNH VỰC HY VỌNG CHO THẾ GIỚI HÔM NAY

« Tôi nghĩ rằng học thuyết xã hội của Giáo hội là một lãnh vực hy vọng trong đó chúng ta thực sự có thể xây dựng và chỉ ra những con đường hy vọng trong thế giới hôm nay ». ĐHY Parolin đã khẳng định như thế trong cuộc trao đổi với Radio Vatican – Vatican News, Tv2000 và Telepace, sau Đại hội học thuyết xã hội của Giáo hội ở Verona, Ý, Vatican News cho biết hôm 28/11/2021.
SỨ ĐIỆP VIDEO NHÂN KỶ NIỆM 70 THÀNH LẬP TỔ CHỨC DI DÂN QUỐC TẾ : ĐỨC PHANXICÔ TỐ GIÁC VIỆC SỬ DỤNG NGƯỜI DI DÂN CHO NHỮNG MỤC ĐÍCH CHÍNH TRỊ

« Di cư không chỉ là câu chuyện về người di cư, nhưng về những bất bình đẳng, sự tuyệt vọng, sự suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, nhưng còn cả những ước mơ, lòng can đảm, du học, đoàn tụ gia đình, những cơ hội mới, an ninh và bảo vệ và công việc vất vả nhưng đàng hoàng. » Đức Phanxicô phân tích hiện tượng di dân như thế trong một sứ điệp video gởi cho Tổ chức di dân quốc tế dịp kỷ niệm 70 thành lập.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM C: “HÃY TỈNH THỨC VÀ CẦU NGUYỆN LUÔN”

“Nhưng làm thế nào chúng ta ngẩng đầu lên và không bị đắm chìm bởi những khó khăn, đau khổ và thất bại? Chúa Giêsu chỉ ra con đường bằng một lời nhắc nhở mạnh mẽ: “Anh em hãy đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề…Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn” (Lc 21, 34.36)”. Đó là lời mời gọi của Đức Phanxicô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật I Mùa Vọng, 28/11/2021, hướng đến lễ Giáng Sinh.
ĐỨC CHA MICHEL AUPETIT TRẢ LỜI

Trong một tuyên bố trên Radio Notre Dame, hôm 27/11/2021, Đức cha Michel Aupetit, Tổng Giám mục Paris (Pháp), đã trả lời cho những cáo buộc của nhật báo Le Point về việc quản trị và về đời tư của ngài.
LOGO CHÍNH THỨC CỦA CON ĐƯỜNG HIỆP HÀNH*

Một cái cây rộng lớn, hùng vĩ, đầy khôn ngoan và ánh sáng, vươn tới bầu trời. Một dấu hiệu của sức sống và hy vọng sâu xa biểu lộ thập giá của Chúa Kitô. Nó mang Thánh Thể chiếu sáng như mặt trời. Đồng thời, các cành ngang, mở ra như bàn tay hoặc đôi cánh, gợi ý đến Chúa Thánh Thần.
NHIỀU THÀNH VIÊN CỦA VIỆN HÀN LÂM CÔNG GIÁO PHÁP PHÊ BÌNH NHỮNG ĐIỂM YẾU TRONG BÁO CÁO SAUVÉ

Tám thành viên của Viện hàn lâm Công giáo Pháp đã tiến hành một cuộc đọc có tính cách phê bình đối với báo cáo của CIASE, chỉ ra những điểm yếu về mặt phương pháp, thần học và pháp lý. Một văn kiện nghiêm túc đã được gởi cho Đức Phanxicô.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE – BÀI 2. THÁNH GIUSE TRONG LỊCH SỬ CỨU ĐỘ

“Tất cả mọi người đều có thể tìm thấy nơi thánh Giuse, người không được để ý tới, người của sự hiện diện thường ngày, của sự hiện diện kín đáo và ẩn giấu, một người chuyển cầu, một người nâng đỡ và hướng dẫn trong những lúc khó khăn”. Đức Phanxicô mời gọi như thế trong bài giáo lý thứ hai về thánh Giuse hôm 24/11/2021.
THÁNH CATARINA THÀNH ALEXANDRIA

Người Công giáo và các Kitô hữu khác trên khắp thế giới cử hành, vào ngày 25 tháng 11, lễ nhớ thánh Catarina thành Alexandria (287-305), một vị thánh tử đạo lúc 18 tuổi, được tôn kính vào thế kỷ IV.